Cập nhật thông tin chi tiết về Dầu Bơ Là Gì? Tác Dụng Của Dầu Trái Bơ Với Da Và Cách Sử Dụng mới nhất trên website Pockyfuntoschool.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mặc dù dầu bơ nổi tiếng với công dụng trong nấu ăn nhưng ít ai biết rằng dầu bơ cũng rất có lợi trong chăm sóc da. Dầu bơ là một thành phần trong nhiều loại kem, bao gồm kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.
Dầu bơ là một trong số những thành phần mỹ phẩm đóng góp nhiều nhất trong các sản phẩm và công thức làm đẹp. Bơ đặc biệt rất giàu vitamin E có tác dụng bảo vệ các axit béo chống lại sự oxy hóa, nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi trẻ và săn chắc.
Dầu bơ là gì?
Cây bơ (Persea americana) loài cây có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, được phân loại thực vật có hoa, hai lá mầm, họ Lauraceae. Cây bơ cao khoảng 20 mét, lá chen kẽ, mỗi lá dài 12-25 cm, hoa không hiện rõ, màu xanh vàng, mỗi hoa lớn độ 5-10 mm. Trái của cây bơ hình như cái bầu nước, dài 7-20 cm, nặng 100g-1 kg. Vỏ mỏng, hơi cứng, mầu xanh lục đậm, có khi gần như màu đen. Khi chín, bên trong thịt mềm, màu vàng nhạt, giống như chất bơ, có vị ngọt nhạt. Ở Việt Nam cây bơ được du nhập bởi người Pháp từ những năm đầu thế kỷ 20. Hiện tại nó đang được trồng tại khá nhiều nơi.
Theo nhiều nhà khoa học thì trong dầu bơ có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng tuyệt vời cho làn da như là vitamin A,E,D, các axit béo, protein, beta carotene… Nhờ đó, nó có thể dưỡng ẩm, kháng khuẩn rất tốt cũng như bảo vệ làn da của con người khỏi những tác nhân của môi trường một cách dễ dàng. Đồng thời, có khả năng làm tăng quá trình trao đổi chất collagen trong tế bào hay phục hồi nhanh chóng các vết thương.
Thành phần của dầu bơ
Trái bơ được sử dụng vào việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe nhờ giàu vitamin A, E, D cùng với các khoáng chất kali, phốt-pho, lưu huỳnh và clo, trong đó:
Vitamin E có tác dụng bảo vệ các axit béo chống lại sự oxy hóa, nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi trẻ và săn chắc.
Vitamin A có tác dụng lột bỏ lớp da chết, thúc đẩy việc sản xuất chất collagen.
Vitamin D giúp duy trì hàm lượng canxi trong máu nhờ đó xương và răng chắc khỏe.
Kali và phốt-pho có tác dụng làm đẹp da, tóc và giúp phát triển cơ thể.
Dầu trái bơ có rất nhiều giá trị trong việc tái tạo và giữ ẩm cho làn da. Dầu quả bơ bảo vệ làn da không bị khô và tăng khả năng đàn hồi của da.
Trái bơ rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, làm chậm quá trình lão hóa.
Ngoài ra, trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.
Dầu bơ được chiết xuất từ hạt quả bơ. Hàm lượng dầu trong hạt bơ là 5-25%.
Tác dụng của dầu bơ đối với da
Giữ ẩm và nuôi dưỡng làn da
Ngoài vitamin E, dầu bơ chứa kali, lecithin và nhiều chất dinh dưỡng khác có thể nuôi dưỡng và dưỡng ẩm cho da.
Lớp ngoài cùng của da, được gọi là lớp biểu bì, dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng này, giúp tạo ra làn da mới.
Thành phần của dầu bơ gồm rất nhiều các chất chống oxy hóa mạnh cũng nhiều loại vitamin. Do đó, nó có thể chống lão hóa hoặc ngăn chặn quá trình hình thành nếp nhăn ở mắt cực kỳ hiệu quả. Cùng với đó, khả năng dưỡng ẩm xen cũng như thẩm thấu nhanh thì đây chắc chắn sẽ được coi là lựa chọn lý tưởng cho vùng da mắt. Bạn có thể sử dụng mỗi tối để sáng hôm sau nhận được một đôi mắt tươi sáng và căng mọng
Làm giảm viêm do bệnh vẩy nến và eczema
Nếu bạn có tình trạng da như trên, bạn nên sử dụng dầu bơ trên da tay trước, để kiểm tra xem liệu có dị ứng hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh không.
Ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá
Khi để dầu bơ trên da trong thời gian ngắn và rửa sạch lại bằng nước ấm, dầu bơ có thể giữ cho da ngậm nước mà không để lại dư lượng dầu. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị mụn trứng cá.
Tăng tốc độ chữa lành vết thương
Dầu bơ có thể giúp vết thương mau lành hơn. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy các axit béo thiết yếu và axit oleic trong dầu bơ có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, đây là quá trình tạo ra mô liên kết mới.
Các axit béo thiết yếu trong dầu bơ cũng có thể giúp giảm viêm trong quá trình chữa lành bệnh.
Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn ở người để xác định xem dầu bơ có thể được sử dụng để điều trị vết thương hay không.
Điều trị da bị cháy nắng
Các chất chống oxy hóa trong dầu bơ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của cháy nắng. Theo một đánh giá năm 2011, vitamin E, beta carotene, vitamin D, protein, lecithin và các axit béo thiết yếu trong dầu bơ có thể hỗ trợ chữa lành và làm dịu da.
Các nghiên cứu nhỏ khác đã chỉ ra rằng tiêu thụ bơ có thể giúp bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím có hại. Dầu bơ cũng có khả năng bảo vệ làn da khỏi những tác hại của tia UV ánh nắng mặt trời. Sở dĩ dầu bơ có thể làm được điều đó là nhờ thành phần chất béo đơn nên khả năng chống nắng của nó tương đương với chỉ số SPF 10.
Giảm dấu hiệu lão hóa
Những dấu hiệu lão hóa đầu tiên thường xuất hiện trên da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ chất béo có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như những chất có trong bơ, có thể giúp da giữ được độ đàn hồi. Như đã nói, trong dầu bơ có chứa rất nhiều hàm lượng vitamin A, D hay E khá cao, nhờ đó nó sẽ có tác dụng chống lại các dấu hiệu lão hóa da cực kỳ tốt.
Vì thế, nếu bạn chịu khó sử dụng dầu bơ thường xuyên thì sẽ có một làn da rạng rỡ, tươi trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc dùng dầu bơ trên da mặt sẽ còn kích thích sản sinh ra collagen cho da – thành phần cực kỳ quan trọng để bảo vệ da trước các gốc tự do gây hại. Đồng thời chống lại các nếp nhăn cũng như dấu hiệu lão hóa khác.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải quyết được việc bôi dầu bơ lên da có mang lại hiệu quả tương tự hay không.
Cải thiện độ chắc khỏe của móng tay
Một số người sử dụng dầu bơ để chữa lành móng khô, giòn. Nhưng vẫn còn khá bằng chứng khoa học xác nhận lợi ích này.
Tuy nhiên, sử dụng dầu tự nhiên để giữ cho móng tay và da xung quanh mềm mại có thể giúp giảm gãy móng tay.
Cải thiện sức khỏe da đầu
Thoa dầu bơ lên da đầu như mặt nạ dành cho da đầu có thể giúp giảm gàu và các vấn đề khác do da đầu khô, bong tróc.
Các lợi ích sức khỏe khác của dầu bơ
Nghiên cứu cho thấy rằng dầu bơ có thể giúp ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường và mỡ máu cao. Một nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy dầu bơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như dầu ô liu.
Một nghiên cứu năm 2017 đã kết luận rằng dầu bơ có thể làm giảm tổn thương do quá trình oxy hóa gây tổn thương thận ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Tác dụng bắt nguồn từ axit oleic, một chất béo “lành mạnh”, là thành phần chính của trái bơ. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn ở người để chứng mình điều này.
Ngoài việc chống lại tổn thương thận, axit oleic còn được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư, ngăn ngừa bùng phát một số bệnh tự miễn, tăng tốc độ tái tạo tế bào để thúc đẩy chữa bệnh, hỗ trợ loại bỏ nhiễm trùng vi khuẩn và giảm viêm trong suốt cơ thể.
Cách sử dụng dầu bơ để chăm sóc da
Dầu bơ có thể dùng massage trên da, được sử dụng trong mặt nạ hoặc thêm vào kem dưỡng da, kem dưỡng thể hoặc dầu tắm. Nó có thể được sử dụng trên da hàng ngày mà không có tác dụng phụ.
Dưỡng ẩm da mặt
Với nhu cầu sử dụng làm mềm da bạn có thể sử dụng dầu thoa trực tiếp lên da hoặc có thể trộn chung với một số dưỡng chất khác như mật ong, chanh… Hỗn hợp này vừa có tác dụng dưỡng ẩm lại giúp bạn nhanh chóng có được làn da mềm mại.
Để sử dụng dầu trong việc làm mềm da trước hết bạn cần tẩy tế bào chết trên da, rửa sạch mặt sau đó lấy một lượng dầu thoa đều lên da theo đường xoắn ốc. Bạn giữ trong khoảng 15 – 30 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da. Bạn nên sử dụng đều đặn 2 lần/tuần để làn da nhanh chóng mềm mại, trắng sáng.
Để sử dụng bơ như một loại kem dưỡng ẩm da mặt, bạn có thể lấy bên trong vỏ bơ và massage lên mặt. Để lại phần bã trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
Nếu bạn muốn sử dụng dầu bơ để dưỡng ẩm cho da nhất là vào mùa đông thì bạn có thể trộn một ít dầu bơ với dầu mù u, có thể cho thêm một số tinh dầu tạo mùi như hoa hồng, oải hương… Sau khi trộn đều hỗn hợp bạn hãy thoa đều lên da và dưỡng ẩm trong 15 – 30 phút để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Để làm chậm quá trình lão hóa da bạn chỉ cần trộn ¼ cốc dầu bơ với 2 thìa dầu dừa, 2 thìa sáp ong, nửa thìa dầu Vitamin E và 1 thìa bơ lạc. Bạn trộn đều hỗn hợp và có thể bôi lên da, nếu bạn làm nhiều hỗn hợp thì bạn nên cho vào 1 chiếc lọ bảo quản cẩn thận để sử dụng mỗi ngày.
Dầu bơ bán sẵn cũng có thể được sử dụng để làm ẩm da mặt vào ban đêm. Rửa sạch mặt vào sáng hôm sau.
Dùng trong khi tắm
Thêm một vài thìa dầu bơ vào bồn tắm có thể khiến toàn bộ cơ thể bạn cảm thấy mềm mại và giúp ngăn nước nóng làm khô da.
Dầu bơ cũng có thể được trộn với dầu tắm yêu thích của bạn, chẳng hạn như hoa oải hương hoặc lô hội.
Massage da
Dầu bơ cũng có hiệu quả và có thể được sử dụng trên khắp cơ thể để giữ cho làn da mềm mại. Kết hợp nó với các loại tinh dầu khác và massage hỗn hợp vào da sau khi tắm. Vỗ nhẹ cho da khô bằng khăn trước khi sử dụng dầu.
Lấy một lượng dầu quả bơ vừa đủ, thoa đều lên da mặt hoặc da toàn thân, massage nhẹ nhàng để tinh chất của dầu quả bơ thấm thấu vào da. Sau 30 phút dùng bông tẩy trang hay nước ấm để làm sạch phần dầu còn lại trên da. Hoặc giữ lại dầu dưỡng trên da cho tới khi cần thiết phải làm sạch da.
Có thể kết hợp nó với một số tinh dầu thiên nhiên nguyên chất như tinh dầu nụ tầm xuân, tinh dầu oải hương, tinh dầu ngọc lan tây… theo tỷ lệ 1/40 (1ml tinh dầu + 40ml dầu quả bơ) để tạo thành một hỗn một hỗn hợp dầu massage cung cấp các vitamin thiết yếu để nuôi dưỡng làn da, giữ ẩm, kháng khuẩn và ngăn ngừa mụn, làm cho da luôn khỏe mạnh, sáng đẹp tự nhiên. Đối với da mặt, dùng tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tuần dùng từ 1 -3 lần, tránh bụi bẩn.
Chăm sóc da đầu
Ngoài công dụng làm đẹp da, dầu bơ còn giúp bạn dễ dàng có được mái tóc suôn mượt, mềm mại. Để có được mái tóc đẹp, bạn có thể thoa trực tiếp nó lên tóc như khi sử dụng kem xả tóc hay kem ủ tóc rồi xả sạch lại bằng nước lạnh.
Đối với những bạn có mái tóc dầu thường hay bị bết, bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ dầu bơ trộn với dầu gội, kem xả hoặc kem ủ tóc rồi sử dụng như bình thường. Sử dụng thường xuyên hỗn hợp này không chỉ giúp bạn có được mái tóc đẹp mà còn mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho mái tóc của bạn.
Có thể kết hợp loại dầu thực vật này với tinh dầu bưởi, tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm trà… để chăm sóc tóc, chống gãy rụng, chẻ ngọn, làm sạch gàu và da đầu, kích thích mọc tóc cho mái tóc khỏe và óng mượt. Sử dụng mỗi tuần 2-3 lần.
Điều trị da khô, viêm
Để chữa lành và làm mềm làn da thô ráp, khô, bạn có thể trộn một lượng bằng nhau dầu bơ và dầu ô liu, thoa hỗn hợp lên da một hoặc hai lần một ngày. Để cho hỗn hợp có mùi hương, hãy thử một hoặc hai giọt tinh dầu, chẳng hạn như hoa oải hương.
Thời tiết khô, hanh hoặc làm việc trong môi trường điều hòa, máy lạnh sẽ làm khô da tay, da chân, làm gót chân nứt nẻ. Lúc này hãy thoa một lớp mỏng dầu quả bơ lên các vùng da khô và massage nhẹ nhàng giúp giữ ẩm và làm mềm da.
Nguy cơ khi dùng dầu bơ
Tác dụng phụ của loại dầu này rất hiếm, nhưng có thể nguy hiểm đối với người bị dị ứng bơ hoặc dầu bơ.
Cách tốt nhất để loại trừ dị ứng là phương pháp thử. Thoa một lượng nhỏ dầu bơ vào khoảng 1inch da bên trong cánh tay. Nếu không có kích ứng xảy ra trong khoảng thời gian 24 giờ, nó có thể được sử dụng an toàn trên các bộ phận khác của da.
Bất cứ ai bị dị ứng với bơ nên tránh tiếp xúc với dầu bơ.
Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng dầu bơ làm đẹp cho da hoặc cho tóc bạn nên dưỡng từ 15 – 30 phút. Trong quá trình dưỡng, bạn nên massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm đều giúp mang đến hiệu quả cao nhất.
Những bạn có làn da dầu khi sử dụng dầu bơ nên massage kỹ và để thời gian dưỡng lâu hơn 15 phút. Sau khi dưỡng nên gội hoặc tắm lại để không cảm thấy da bóng nhờn. Còn với những bạn có làn da thường hoặc da khô thì không nên tắm lại sau khi bôi tinh dầu lên để giúp da có được độ ẩm tốt nhất.
Trong quá trình sử dụng, bạn nên vệ sinh sạch sẽ chân tay, vùng da định dưỡng để chắc chắn da không bị bẩn khi dùng.
Bạn nên bảo quản nó trong lọ thủy tinh được đậy nắp kín, để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi nhận thấy có mùi lại, màu sắc thay đổi hoặc bị kích ứng khi sử dụng bạn nên ngừng sử dụng để tránh gây tổn thương cho da.
Dầu bơ hữu cơ có thể dễ dàng kết hợp vào chế độ chăm sóc da. Nó có thể được mua trực tuyến hoặc tại nhiều cửa hàng thực phẩm sức khỏe.
Có một vài rủi ro khi sử dụng dầu bơ, bất cứ ai có bệnh lý về da từ trước nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử các biện pháp tại nhà với loại dầu thực vật này.
Tác Dụng Làm Đẹp Của Tinh Dầu Bơ
Tinh dầu bơ là 1 loại dầu được tách chiết từ phần thịt của quả bơ, có mùi thơm và đặc biệt là có rất nhiều công dụng tuyệt vời không ngờ đến trong làm đẹp cũng như trong vấn đề cải thiện sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Nói thêm về bơ, đây là 1 loại thực vật, cây ăn quả được ưa chuộng không chỉ bởi hương vi thơm ngon cũng như khả năng chế biến kết hợp thành nhiều món đa dạng, mà còn nhờ vào bản thân nó có chứ nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, nhất là hàm lượng vitamin E cao có nhiệm vụ bảo vệ các loại axit béo có tác dụng ngăn chặn các quá trình lão hóa, giúp cho làn da luôn săn chắc. Chính vì vậy mà các sản phẩm được làm từ quả bơ rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp cho con người.
Tính chất tinh dầu bơ là gì
Tinh dầu bơ nguyên chất khi được chiết xuất ra từ thịt quả bơ có màu vàng trong và có mùi thơm ngậy đặc trưng của bơ rất hấp dẫn
Chính vì công dụng này mà loại tinh dầu này được dùng trong gia công mỹ phẩm với các sản phẩm về dưỡng da, dưỡng tóc và môi
Với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho da, tinh dầu bơ có công dụng trị mụn hiệu quả khi kết hợp với những nguyên liệu mỹ phẩm khác để làm thành các loại mặt nạ đắp mặt, giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ trực tiếp qua làn da, tác động lên các lớp da và tế bào, giúp ngăn ngừa mụn. Một số nguyên liệu có thể kết hợp để làm mặt nạ đó là: Mật ong, bột yến mạch, sữa tươi không đường hoặc sữa chua.
Nám da là một triệu chứng của lão hóa làn da, tuy là không gây tổn hại gì cho sức khỏe, tuy nhiên đối với phái đẹp thì những vết nám hiện diện trên khuôn mặt luôn làm bản thân thấy tự ti, chán nản, với thành phần chứa nhiều chất chống oxi hóa, ngăn ngừa lão hóa da, đây là một nguyên liệu làm đẹp hiệu quả trịn nám khi được kết hợp với một số nguyên liệu khác như mật ong, bơ, giấm táo, và sữa chua với từng phương pháp đơn giản cụ thể.
Cũng tương tự như dầu dừa, tinh dầu bơ cũng có khả năng giúp cho mái tóc được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để tóc khỏe mạnh hơn từng ngày, tuy nhiên lại khắc phục được các nhược điểm của dầu dừa đó chính là làm cho tóc nhanh khô và giòn. Loại tinh dầu này có khả năng làm cho tóc được mềm mượt trở lại, nhất là đối với các chị em bị hư tổn tóc do ép, uốn, hay nhuộm tóc.. thì chỉ cần 1 lượng nhỏ tinh dầu bơ thôi, là có thể trả lại cho các chị em mái tóc mềm và bồn bềnh suôn mượt, vậy nên có thể ủ tóc thường xuyên bằng dàu này 2 lần 1 tuần để thấy được hiệu quả thay đổi từng ngày.
Ngoài ra tinh dầu này còn giúp loai bỏ gàu trên da đầu hiệu quả, bản chất gây ra gàu đó là do da đầu thiếu chất dinh dưỡng, tổn thương, vì vậy khi massage da đầu với tinh dầu có thể giúp da đầu mạnh khỏe,ngăn chặn gàu qua trở lại triệt để nếu sử dụng thường xuyên.
Cải thiện sức khỏe: Ngoài các công dụng làm đẹp ra thì đối với sức khỏe, tinh dầu này có nhiều tác dụng đáng kể:
Cải thiện và bảo vệ hệ tuần hoàn, tim mạch: acid oleic ở trong tinh dầu có khả năng làm giảm đi lượng cholesteron hây hại, và đồng thời cũng tăng lượng cholesteron có lợi cho sức khỏe cơ thể.
Giúp phòng chống ung thư: thành phần Alpha linolenic acid có trong tinh dầu được chứng minh là hỗ trợ hiệu quả phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh ung thư, nhất là bệnh ung thu vú.
Ngăn ngừa sự oxi hóa, ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa: với các axit omega-3 và omega-6 và vitamin E có trong thành phần, đây là các hợp chất quan trọng ngăn chặn sự oxi hóa mạnh mẽ, sử dụng nhiều tinh dầu bơ trong thực phẩm chắc chắn mang lại 1 cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Bảo quản tinh dầu bơ như thế nào?
Tinh dầu nói chung đều có những điều kiện bảo quản nhất định để bảo vệ được thành phần cũng như công dụng để có thể dùng lâu dài, các điều kiện để bảo quản tinh dầu như sau:
Ánh sáng: Nên bảo quản tinh dầu ở nơi tối, tránh sáng mắt trời, đựng trong chai có vỏ màu nâu đậm để tránh các tia UV có trong ánh sáng mặt trời- tác nhân phá hủy tinh dầu
Nhiệt độ: Ngoài việc phải bảo quản ở nơi có nhiệt độ mát mẻ thì 1 điều cần lưu ý là phải duy trì nhiệt độ ổn định, không nên có sự thay đổi nhiệt độ quá lớn với tần suất cao.
Không khí: nếu tinh dầu tiếp xúc nhiều với không khí, đặc biệt khí oxy thì sẽ bị bay hơi nhanh, do đó cần tránh tiếp xúc với không khí bằng cách đựng trong chai lọ, đậy nắp kín.
Tinh dầu bơ để được bao lâu?
Đối với việc bảo quản thì thời hạn sử dụng là vấn đề vô cùng quan trọng, đối với các loại tinh dầu, tùy vào thành phần hóa học cụ thể mà có các mức tuổi thọ riêng, tuy nhiên theo các nghiên cứu cho ra số liệu ở mức đơn vị tính bằng năm, tùy vào cách phân loiaj theo thành phần hóa học mà có các ngưỡng, với tinh dầu bơ làm từ quả bơ nên ngưỡng tuổi thọ của nó là 5-7 năm.
Hướng dẫn cách làm tinh dầu bơ dưỡng da nguyên chất thủ công tại nhà đơn giản!
Cách 1: Nấu dầu bơ
Bước 1:Chuẩn bị khoảng 3Kg bơ, dùng dao cắt dọc qua bơ thành 2 phần đối với mỗi quả, sau đó dùng muỗng tách riêng phần thịt bơ ra.
Bước 2: Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn toàn bộ phần thịt bơ, đến khi nào thật nhuyễn thì đổ ra nồi.
Bước 3: Để nồi lên bếp, điều chỉnh nhiệt độ bếp vừa phải, đun từ từ, cứ khoảng 5-7 phút thì khuấy đều để tránh bơ bị cháy dưới đáy nồi.Tiếp tục nấy cho đến khi màu bơ từ xanh chuyển sang màu tối, quan sát sẽ thấy nước bốc hơi
Bước 4: Khi hỗn hợp đạt đến màu tối thì ngưng đun.Chuẩn bị 1 tô lớn, để 1 tấm vải sạch phủ lên miệng tô,sau đó cho toàn bổ hỗn hợp vừa đun xong vào phía trên tấm vải, lưu ý giữ cho tấm vải ở đúng vị trí.
Bước 5: Dùng ta gom 1 góc tấm vải chụm lại, sau đó vặn siết từ từ để tạo lực ép đẩy dầu bơ thoát ra ngoài tấm vài, chảy vào tô phía dưới.Tiếp tục vắt cho đến khi dầu chảy ra hết thì ngưng.
Bước 6: Đổ lượng dầu vừa chiết được vào chai đã chuẩn bị sẵn, sau đó đóng nắp lại, để vào nơi thích hợp để bảo quản và sử dụng
Cách 2: Chiết dầu bằng cách sấy khô bơ
Bước 1: Chuẩn bị 3Kg bơ, cũng như đối với cách đầu tiên ở trên, chúng ta dùng dao để tách phần thịt bơ riêng ra.
Bước 2: Dùng máy xay sinh tố xay thật nhuyễn toàn bộ phần thịt bơ
Bước 3: Cho toàn bộ phần thịt bơ đó vào 1 khay nướng, sau đó dùng 1 chiếc muỗng để trải bơ trên khay thành 1 lớp thật là mỏng, càng mỏng càng tốt.
Bước 4: Đặt khay nướng vào lò nướng, điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, không quá 50 độ C, bởi vì mục đích chúng ta đang làm là muốn cho bơ cứng lại, nên cần có nhiệt độ vừa phải, nhằm để nước bốc hơi, chứ không phải cố gắng nướng cháy lớp bơ. Để khay trong lò nướng khoảng 5 tiếng với lượng nhiệt đó, phải kiểm tra thường xuyên từng giờ để đảm bảo bơ không bị cháy, quan sát màu bơ, khi nào bơ chuyển thành màu tối thì chúng ta ngưng lò nướng lại và đem khay ra. Nếu như nhà bạn không có lò nướng, thì có thể làm theo cách đơn giản hơn là phơi nắng khoảng 2 ngày là tạm ổn.
Bước 5: Dùng thìa tách bơ ra khỏi khay nướng,để toàn bộ lượng bơ đó vào 1 tấm vải cotton mỏng.
Bước 6: Dùng tay chụm 1 góc của tấm vải lại và bắt đầu vắt mạnh để dầu bơ chảy ra khỏi tấm vải vào tô đựng phía dưới, tiến hành vắt cho đến khi hết tinh dầu
Bước 7: Đổ tinh dầu vừa chiết được vào 1 chai đã chuẩn bị sẵn, đậy nắp lại và bỏ vào tủ lạnh bảo quản, sử dụng.
Cách 3: Dùng máy ép
Bước 1: Dùng dao tách lấy phần thịt bơ để riêng
Bước 2: Lấy phần bơ đã làm xong ở bước 1 bỏ vào trong máy ép, mặc dù máy ép là để ép cam, quýt… tuy nhiên cũng có thể dùng để ép lấy tinh dầu bơ vẫn được.
Bước 3: Kéo cần gạt xuống với lực mạnh nhất có thể để tách chiết càng nhiều càng tốt, cho đến khi không còn nhỏ giọt nữa thì ngưng.
Bước 4: Lấy bình chứa phía dưới máy ép ra, chúng ta sẽ thấy ngoài tinh dầu còn có bơ lẫn lộn thành 1 hợp, chúng ta tiếp tục lấy ray, hoặc vải cotton hoặc màng lọc cà phê để lọc lại, loại bỏ những phần thừa.
Bước 5: Đổ toàn bộ tinh dầu chiết được vào chai, đóng nắp và đem đi bảo quản và sử dụng.
Tinh dầu bơ mua ở đâu và giá bao nhiêu?
Hiện nay loại nguyên liệu mỹ phẩm này được ưa chuộng rất nhiều và đang được nhiều nơi cung cấp, tuy nhiên để tìm được 1 nơi uy tín cũng không phải dễ.
Quang Minh Cosmetic chúng tôi hiểu được sự lo lắng về chất lượng của các bạn, cho nên với sự hợ tác với các đối tác đến từ USA, Nhật Bản và Châu Âu, chúng tôi đã khập khẩu các nguyên liệu dùng trong gia công mỹ phẩm để sử dụng trong các hoạt động của công ty và ngoài ra còn cung cấp cho các đối tác cũng như những ai có nhu cầu tìm kiếm, mua để tự mình làm đẹp tại nhà.
Dầu Dừa Có Tác Dụng Gì? 20 Công Dụng Của Dầu Dừa Với Sức Khỏe
Có lẽ bạn cũng đã nghe khá nhiều về những ích lợi thần kỳ của dầu dừa, mọi người tung hô nó như một thần dược bởi khả năng phục hồi lẫn các giá trị dinh dưỡng mà nó mang đến. Các blogger về sức khoẻ, làm đẹp hay cả những người nổi tiếng đều ngợi ca những công dụng của dầu dừa, khiến cho chúng ta đều tự hỏi: “Liệu nó có thực sự tuyệt vời đến vậy?”
Câu trả lời là có. Bạn có còn nhớ thời kỳ “huy hoàng” của cải xoăn chứ? Những lợi ích của nó cũng được ca ngợi cho đến khi chẳng còn ai nhắc về nó nữa cả, những gì mọi người còn nhớ được chỉ là mùi vị khó ăn của nó. Nhưng đối với dầu dừa thì không như vậy đâu.
Dầu dừa là một sản phẩm organic đã được sử dụng trong ngành dược phẩm và làm đẹp trong suốt mấy thế kỷ qua. Có khá nhiều bài thuốc cổ truyền ở các nước phương Đông hay những hòn đảo ở Thái Bình Dương đều áp dụng dầu dừa trong những phương pháp làm đẹp hàng ngày. Gần đây, dầu dừa ngày càng được sử dụng thịnh hành trên thế giới. Dầu dừa làm cân bằng lượng đường trong máu, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất…
Cho đến nay, có hơn 1.500 nghiên cứu chứng tỏ dầu dừa là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất hành tinh. Lợi ích của dầu dừa vượt xa những gì mọi người nhận ra. Dầu dừa làm từ cơm dừa là một siêu thực phẩm thực sự. Chúng là nguồn chất béo quan trọng được sử dụng trong ngành thực phầm, mỹ phẩm, dược phẩm và công nghiệp.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra những bí mật cho siêu thực phẩm tuyệt vời này, cụ thể dầu dừa chứa chất béo lành mạnh được gọi là chuỗi axit béo trung bình (MCFAs). Những chất béo độc đáo này bao gồm:
Khoảng 62% các loại dầu dừa được tạo thành từ ba loại axit béo lành mạnh này và 91% chất béo trong dầu dừa là chất béo bão hòa lành mạnh. Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng USDA cho thấy, thành phần chất béo này làm cho dầu dừa trở thành một trong những chất béo có lợi nhất trên hành tinh.
Hầu hết các chất béo mà chúng ta tiêu thụ mất nhiều thời gian để tiêu hóa khi phải trải qua quy trình 26 bước để trở thành nguồn năng lượng. MCFAs trong dầu dừa chỉ cần 3 bước chuyển hóa vì vậy là nó được coi là nguồn năng lượng hoàn hảo.
MCFAs của dầu dừa có các đặc tính tuyệt vời như:
Kháng và diệt khuẩn.
Dễ dàng tiêu hóa.
Hầu như không lưu trữ dưới dạng mỡ.
Kích thước nhỏ dễ dàng thẩm thấu vào tế bào để cung cấp năng lượng tức thời
Được xử lý bởi gan, có nghĩa là chúng ngay lập tức được chuyển thành năng lượng thay vì được lưu trữ dưới dạng chất béo
Ngoài ra trong dầu dừa còn chứa các chất sau:
Vitamin E: Có 2 nhóm vitamin E là tocopherol và tocotrienol, trong đó tocotrienol có khả năng chống oxy hóa gấp 50 lần tocopherol (tocopherol là loại vitamin E thường gặp trong các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng). Dầu dừa là một trong số ít dầu thực vật chứa vitamin E loại tocotrienol.
Phenol
Phytosterol
Nhờ các chất trên, dầu dừa có khả năng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do chính là những phân tử thiếu electron và chúng sẽ phá hủy các phân tử lành lặn để “cướp” electron, làm tổn hại đến các mô và tế bào. Gốc tự do là nguyên nhân gây nên lão hóa da, bệnh tật, kể cả ung thư.
Tất cả điều này cho thấy lý do tại sao dầu dừa là một siêu thực phẩm thực sự và dễ hiểu tại sao lợi ích dầu dừa rất phong phú và tuyệt vời.
Dầu dừa có tác dụng gì với sức khỏe, làm đẹp?
Theo nghiên cứu y học và cơ sở dữ liệu dinh dưỡng USDA, công dụng của dầu dừa bao gồm những lợi ích sau:
1. Điều trị bệnh Alzheimer
Sự tiêu hóa MCFA của gan tạo ra ketone có thể dễ dàng tiếp cận với não để cung cấp năng lượng. Ketone cung cấp năng lượng cho não mà không cần insulin để xử lý glucose thành năng lượng.
2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp cao
Dầu dừa có nhiều chất béo bão hòa tự nhiên. Chất béo bão hòa không chỉ làm tăng cholesterol lành mạnh (được gọi là cholesterol HDL) trong cơ thể của bạn, mà còn giúp chuyển đổi cholesterol LDL “xấu” thành các cholesterol tốt.
Khi hàm lượng cholesterol HDL tăng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp, giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Dầu dừa cũng có lợi cho tim bằng cách giảm nồng độ triglyceride trong máu.
3. Điều trị nhiễm trùng tiết niệu, bảo vệ gan
Gần đây có một số thông tin cho rằng uống dầu dừa có thể chữa khỏi xơ gan. Hiện nay, chưa có thông tin chính thống nào xác minh việc uống dầu dừa có tác dụng chữa bệnh xơ gan. Đó là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian, có thể có tác dụng với người này nhưng đôi khi lại gây hại cho người khác. Do vậy, người dùng nên cẩn trọng trước khi áp dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nước dừa cũng giúp hydrate hóa và hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Nước dừa có khả năng giải độc cao và làm tan sỏi thận. Đồng thời, nó được mệnh danh là một loại thực phẩm lợi tiểu tự nhiên, có tác dụng làm sạch ống tiểu cũng như bàng quang.
Trong một nghiên cứu gần đây, dầu dừa thu được ở nhiệt độ vừa phải đã được chứng minh có thể ngăn chặn các tế bào viêm. Nó hoạt động như thuốc giảm đau và chống viêm, mang lại lợi ích cho các bệnh nhân viêm khớp thay vì dùng các thuốc giảm đau chống viêm có nhiều tác dụng phụ tới dạ dày.
5. Phòng ngừa và điều trị ung thư
Dầu dừa có hai tính chất giúp chống ung thư:
Thứ nhất, bởi vì có các ketone tạo ra trong quá trình tiêu hóa của nó. Các tế bào khối u không thể tiếp cận năng lượng trong ketone và phụ thuộc vào glucose. Người ta tin rằng một chế độ ăn ketogenic có thể là một yếu tố giúp bệnh nhân ung thư phục hồi.
Thứ hai là, khi MCFA tiêu hóa các vỏ bọc lipid của vi khuẩn, chúng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn pylori helicobacter được biết đến là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngay cả trong các nghiên cứu mà ung thư do chất hóa học gây ra, dầu dừa cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư phát triển.
6. Tăng cường hệ miễn dịch (kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus)
Dầu dừa chứa axit lauric (monolaurin), được biết đến với khả năng ngăn chặn nấm candida, chống lại vi khuẩn và tạo ra một môi trường bất lợi cho virus. Nhiều bệnh ngày nay do sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm, vi rút và ký sinh trùng trong cơ thể.
Bạn có thể thay thế ngũ cốc và đường trong chế độ ăn uống của bạn với dầu dừa là nguồn nhiên liệu tự nhiên của bạn khi bạn bị bệnh. Đường giúp vi khuẩn xấu tăng trưởng. Thay vào đó, dùng một muỗng canh dầu dừa ba lần mỗi ngày khi bị bệnh và hãy tiêu thụ nhiều rau, nước hầm xương.
7. Cải thiện chức năng não bộ và trí nhớ
Trong một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên Tạp chí Neurobiology of Aging, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các MCFA trong dầu dừa đã cải thiện các vấn đề về trí nhớ ở những người lớn tuổi.
8. Cải thiện năng lượng và độ bền
Dầu dừa dễ tiêu hóa và cũng tạo ra năng lượng bền vững hơn đồng thời tăng cường sự trao đổi chất của bạn. Khi sử dụng một loại dầu dừa chưa tinh chế, bạn có thể nhận được nhiều lợi ích nhất từ dầu dừa vì MCFA của nó được gửi trực tiếp đến gan để chuyển thành năng lượng. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng hoản hảo cho các chương trình huấn luyện cần sức bền.
Ngày nay, nhiều vận động viên ba môn phối hợp (chạy bộ, bơi, đua xe đạp) sử dụng dầu dừa làm nguồn nhiên liệu trong quá trình tập luyện và trong các cuộc đua đường dài. Bạn có thể tạo ra một loại nhiên liệu năng lượng tự chế đơn giản bằng cách trộn dầu dừa, mật ong thô và hạt chia với nhau. Trộn đều và sử dụng một muỗng cafe 30 phút trước khi tập thể dục.
9. Cải thiện tiêu hóa, giảm loét dạ dày và viêm loét đại tràng
Dừa cũng cải thiện tiêu hóa vì nó giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, canxi và magiê.
Nếu dầu dừa được dùng cùng với axit béo omega 3, nó có thể làm cho chúng hiệu quả gấp đôi, vì chúng được tiêu thụ dễ dàng hơn các axit béo khác.
Dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách tiêu diệt vi khuẩn xấu và candida. Mất cân bằng yếu tố bảo vệ và yếu tố bất lợi ở dạ dày có thể làm giảm axit dạ dày, gây viêm và tiêu hóa kém. Dầu dừa giúp hấp thu các vitamin, canxi, magiê, tiêu diệt những vi khuẩn xấu, làm giảm acid dạ dày giúp phòng và điều trị loét dạ dày, viêm đại tràng.
10. Giảm các triệu chứng của bệnh lý túi mật
Các MCFA của dầu dừa không cần các enzyme tuyến tụy để phân hủy, vì vậy việc sử dụng dầu dừa làm giảm quá tải trên tuyến tụy.
Ngoài ra, siêu thực phẩm này dễ tiêu hóa đến nỗi nó cũng được biết đến tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh túi mật. Thay thế các axit béo chuỗi dài khác bằng dầu dừa để cải thiện túi mật nếu bạn đang gặp vấn đề với bệnh tụy, mật.
11. Cải thiện các vấn đề về da (bỏng, bệnh chàm, gàu, viêm da và bệnh vẩy nến)
Dầu dừa có tính chất chống viêm bên trong, chống oxy hóa và giữ ẩm bên ngoài. Chúng là giải pháp tuyệt vời cho tất cả các loại da, giúp cải thiện, chữa trị nhiều chứng bệnh trên da (như chàm, gàu, viêm da, vảy nến…).
Trên 50% axit béo chuỗi trung bình trong dầu dừa rất tương đồng với chất nhờn của da. Nhờ vậy dầu dừa có thể tăng cường khả năng giữ ẩm và kháng khuẩn của làn da, rất hữu ích với bạn nào da khô hoặc cho những vùng da dễ bị khô nứt như môi, khóe miệng, gót chân, cùi chỏ (khuỷu tay…).
Tẩy trang là một bước vô cùng cần thiết cho da mặt sau một ngày dài, dầu dừa sẽ là một sản phẩm được ưu tiên đối với nhiều người. Khác với các sản phẩm tẩy trang khác, nó sẽ không khiến cho da mặt bị kích ứng hay bỏng rát ở khu vực mắt. Bạn chỉ việc thoa lên mặt và chà sát để tẩy đi lớp trang điểm, sau đó rửa bằng nước sạch thật nhiều lần.
Bên cạnh khả năng giúp phục hồi thì chúng còn có một công dụng khác nữa: Điều trị những vết bỏng nhẹ cho da của bạn. Đối với vùng da bị cháy nắng, thoa một lớp dầu dừa mỏng nhẹ sẽ giúp dưỡng ẩm và nhanh chóng trả lại làn da khoẻ mạnh cho bạn. Ngoài ra, những vết bỏng nhỏ trong quá trình nấu nướng cũng có thể sử dụng nó để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Một vết cắt ở tay ư? Thoa một lớp dầu dừa sẽ khiến vết thương mau lành hơn.
Có một số người mắc bệnh chàm da eczema lâu năm thì dầu dừa chính là phương thuốc hàng đầu. Dầu dừa thậm chí là một liệu pháp hiệu quả được công nhận nhờ vào tính chống khuẩn và dưỡng ẩm của nó.
Nhờ khả năng tiêu diệt các gốc tự do, dầu dừa còn giúp ngăn ngừa lão hóa, giảm vết chân chim, mờ nếp nhăn rất hiệu quả. Dầu dừa có công dụng tái tạo da, giúp da mịn màng khỏe mạnh.
12. Ngăn ngừa bệnh nướu răng và sâu răng
Coconut Oil Pulling là phương pháp dùng dầu dừa tráng sạch miệng và làm trắng răng một cách tự nhiên. Phương pháp súc miệng bằng dầu đã được sử dụng hàng nghìn năm trong nền y học cổ truyền Ấn Độ. Đây là phương pháp đơn giản mà bạn có thể làm mỗi ngày để cải thiện sức khỏe răng miệng và toàn bộ cơ thể. Miệng phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể của chúng ta. Răng lợi không tốt là nguyên nhân cho bệnh tật xuất hiện.
Dầu dừa được sử dụng vì có tính kháng vi sinh vật, kháng khuẩn và chống nấm. Là loại dầu tốt nhất cho việc làm sạch răng miệng, trừ khử nguồn gốc bệnh (các loại vi khuẩn, nấm trong miệng) nên dầu dừa giúp cơ thể sạch, hệ miễn dịch được bảo vệ, kết quả là bệnh tật bị đẩy lùi và cơ thể được khỏe mạnh.
Chính vì nguyên nhân đó nên phương pháp súc miệng bằng dầu dừa được ra đời.
Cách thực hiện:
Cạo lưỡi vài lần
Súc miệng với 1 muỗng dầu dừa trong khoảng 15 phút rồi nhổ đi
Sau đó đánh răng sạch.
13. Ngăn ngừa loãng xương
Mất cân bằng oxy hóa và tổn thương bởi gốc tự do là hai thủ phạm lớn nhất của loãng xương. Vì dầu dừa có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp chống lại các gốc tự do, nó là phương pháp điều trị tự nhiên hàng đầu cho bệnh loãng xương.
14. Cải thiện bệnh tiểu đường typ 2
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn hoạt động như bình thường, nhưng do một nguyên nhân nào đó các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể bạn. Kháng insulin là tiền thân của bệnh tiểu đường typ 2.
Các MCFA trong dầu dừa giúp cân bằng các phản ứng insulin trong các tế bào và thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng loại bỏ sự quá tải trên tuyến tụy và cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng phù hợp không phụ thuộc vào các phản ứng glucose. Điều này có thể ngăn ngừa sự đề kháng insulin và bệnh tiểu đường loại II.
15. Dầu dừa có tác dụng giảm cân
Bởi vì năng lực tạo ra từ dầu dừa và nó là một loại dầu không có carb, không có gì ngạc nhiên khi nó có tác dụng trong việc giảm cân. Dầu dừa giúp đốt cháy chất béo, calo, giảm sự thèm ăn và các nghiên cứu cho thấy nó đặc biệt hữu ích trong việc giảm mỡ bụng.
Khả năng giúp giảm béo của dầu dừa đã được chứng minh. Một nghiên cứu năm 1985 được công bố trên Tạp chí Toxicology and Environmental Health đã chứng minh rằng một lần tiêm axit capric “có tác dụng ban đầu nhanh chóng, sau đó giảm dần mức tiêu thụ thức ăn và giảm cân cơ thể” ở chuột đực.
Có vẻ bất hợp lý khi cho rằng ăn dầu dừa (chất béo) sẽ góp phần làm mất chất béo, nhưng thực sự nó khá hợp lý. Chìa khóa để giải thích hiện tượng này là do khả năng kiểm soát đa chiều một loạt các quá trình sinh lý của các MCFA.
Ví dụ, trong nghiên cứu năm 1985 đã đề cập ở trên, axit capric trong dầu dừa cho thấy những cải tiến đáng kể trong chức năng tuyến giáp, giúp cơ thể đốt cháy chất béo tạo năng lượng.
Kiểm tra các hiệu ứng mà MFCAs có trên phân tích chất béo, tế bào mỡ ở chuột được tiền xử lý bằng axit caprylic. Họ quan sát thấy sự phân hủy chất béo xảy ra ở mức độ đáng kể giống như trong việc nhịn ăn vậy.
Nhịn ăn, trong trường hợp này, không được coi là tiêu cực, cơ thể sử dụng năng lượng dữ trự một cách hiệu quả nhất và đẩy nhanh sự phân hủy chất béo dự trữ không cần thiết.
MCFA không chỉ tốt cho việc đốt cháy chất béo, chúng còn rất tốt cho việc xây dựng cơ bắp. Các MCFA được tìm thấy trong dầu dừa cũng được sử dụng trong các sản phẩm tăng cơ phổ biến như Muscle Milk ™.
Phần lớn các chất bổ sung sử dụng các dạng MCFA đã qua xử lý. Tuy nhiên, bằng cách tiêu thụ dầu dừa, bạn sẽ nhận được “lợi ích thực sự”. Tôi khuyên bạn nên thêm ba muỗng canh dầu dừa vào khẩu phần hằng ngày nếu muốn tăng cơ bắp.
17. Mang đến mái tóc mềm mượt khỏe mạnh
Nếu bạn có gàu hoặc mái tóc khô, dầu dừa có các axit béo hoàn hảo để giúp cải thiện những tình trạng này. Trong thực tế, có dầu dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho tóc.
Dầu dừa có tác dụng tuyệt vời với tóc xù, tóc khô và hư tổn. Axit béo của dầu dừa giúp làm mềm tóc. Cách tốt nhất để dưỡng tóc bằng dầu dừa là lấy một lượng nhỏ ra bàn tay, xoa đều, sau đó vuốt lên tóc từ gốc đến ngọn. Bạn có thể dùng với lược để thoa được đều hơn. Cách này vừa có tác dụng dưỡng ẩm cho tay, vừa làm mềm tóc.
Sau đó, quấn khăn lên tóc trong ít nhất 15 phút. Càng để lâu càng tốt. Bạn có thể ủ tóc qua đêm và gội lại đầu vào sáng hôm sau.
Gàu và da đầu khô thường đi liền với nhau. Để tránh tình trạng này nên dưỡng ẩm chân tóc bằng dầu dừa. Thoa một lớp dầu lên chân tóc và massage, vừa kích thích tóc mọc. Thực hiện trong vài phút sau đó đi gội đầu.
Trị tóc xù là một trong những tác dụng làm đẹp phổ biến nhất của dầu dừa. Xoa một lượng nhỏ dầu dừa lên đuôi tóc giúp bóng tóc hoặc lên phần tóc xù “bất trị”. Bạn cũng có thể trộn dầu dừa với loại tinh dầu mà bạn thích để mang đến mái tóc có mùi hương dễ chịu.
18. Điều trị nhiễm nấm candida
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Antimicrobial Agents và Chemotherapy đã tìm thấy axit capric và axit lauric trong dầu dừa có thể hiệu quả đối với việc điều trị nhiễm candida albicans và nấm men.
19. Tác dụng chống lão hóa
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng dầu dừa có thể hỗ trợ giải độc vì nó hoạt động với gan. Để làm chậm quá trình lão hóa một cách tự nhiên, hãy uống một thìa dầu dừa với các loại quả giàu chất chống oxy hóa cho bữa sáng. Bạn cũng có thể áp dụng trực tiếp lên da để có thêm lợi ích và làm mịn.
20. Dầu dừa giúp cân bằng hormone
Để cân bằng tự nhiên hormone, bạn có thể giảm tiêu thụ lượng đường và ngũ cốc, sử dụng các chất béo lành mạnh từ dừa, bơ, hạt lanh. Bạn cũng có thể tiêu thụ các sản phẩm từ dừa khác, chẳng hạn như cơm dừa hoặc nước dừa cũng mang lại lợi ích này tương tự.
Cách sử dụng dầu dừa hiệu quả
Bạn có thể sử dụng dầu dừa cho các món ăn thường ngày. Đó là loại dầu nên sử dụng vì dầu dừa hữu cơ, tự nhiên, tinh chế có hương vị ngon nhưng không chứa các độc tố có hại mà các loại dầu ăn khác có.
Ngoài ra, để làm đẹp cho da, tóc bạn có thể sử dụng vài công thức sau đây:
Bơ dưỡng thể: Tạo ra bơ dưỡng thể từ dầu dừa, bơ hạt mỡ, dầu jojoba và tinh dầu oải hương. Xoa hỗn hợp này sau khi tắm giúp ngăn ngừa độ ẩm mất đi thông qua lỗ chân lông, cho làn da khỏe mạnh và mềm mịn.
Tẩy tế bào chết: Tẩy da chết ở mặt và cơ thể với hỗn hợp dầu dừa và đường nâu 2 lần/tuần giúp da sáng mịn.
Dầu dưỡng thể: Dầu dừa là biện pháp dưỡng ẩm tuyệt vời dành cho da khô. Đổ một lượng nhỏ dầu dừa ra tay, chà sát làm nóng rồi xoa lên cơ thể, đặc biệt ở vùng da khô như khuỷu tay và đầu gối.
Detox tắm giải độc: Ngâm mình trong bồn tắm thư giãn giúp loại bỏ độc tố với công thức: 1/4 chén dầu dừa + 1/4 cốc muối Epsom + tinh dầu phong lữ (hoặc loại tinh dầu mà bạn thích)
Dưỡng tóc: Massage da đầu với dầu dừa trong 3 phút rồi gội lại với dầu gội sau 30 phút. Đặc biệt hỗn hợp dầu dừa + 10 giọt tinh dầu vỏ bưởi, hương nhu, hương thảo, sả chanh giúp kích thích mọc tóc và tóc mềm mại hơn
Hoặc vài công thức mà mình đã đề cập trong phần lợi ích của dầu dừa.
Làm thế nào để chọn được dầu dừa tốt?
Dầu dừa tinh chế hoặc chế biến có thể được tẩy trắng, điều chế ở nhiệt độ quá cao qua điểm nóng chảy thích hợp và xử lý hóa học để tăng thời hạn sử dụng của nó. Chế biến dầu với chất bảo quản hoặc ở nhiệt cao sẽ làm các chất béo không còn tốt cho bạn, vì vậy tránh các loại dầu dừa sản xuất theo phương pháp này.
Để tránh mua phải các loại dầu dừa không đảm bảo trên thị trường, nhiều chị em đã truyền tay nhau công thức làm dầu dừa tự chế. Cách nấu dầu dừa thực chất không quá khó, chỉ cần tỉ mỉ một chút là có thể làm được. Vì nghĩ đây là dầu dừa “sạch” nên các chị em đã khá an tâm khi sử dụng, tuy nhiên cách này vẫn chưa đem lại lợi ích dầu dừa tốt nhất.
Hãy lựa chọn dầu dừa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sử dụng phương pháp ép lạnh để sản xuất. Với phương pháp này cơm dừa sẽ được ép chậm rãi để không tăng nhiệt độ, dầu dừa tách được sẽ giữ được độ trong tinh khiết và mùi thơm tự nhiên ban đầu. Do đó với phương pháp ép lạnh sẽ thu lại được dầu dừa hoàn toàn nguyên chất, không pha lẫn nước hay tạp chất nên thời gian sử dụng sẽ lâu hơn các phương pháp thủ công truyền thống và giữ lại hoàn toàn dưỡng chất trong dầu dừa.
Chọn lọc dầu dừa nguyên chất, phương pháp ép lạnh, chưa tinh chế, dầu dừa hữu cơ để đảm bảo bạn sẽ nhận được dầu dừa nguyên chất. Các loại dầu dừa nguyên chất này sẽ có nhãn là ‘Virgin coconut oil’ hay ‘Extra virgin coconut oil. Các loại dầu dừa tinh chế, giống như các loại thực phẩm khác, không có lợi và mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
Dầu dừa ép lạnh Milaganics
Thương hiệu uy tín đến từ Việt Nam
Sản xuất tại Việt Nam
Chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp đến từ thiên nhiên
Nguyên liệu thiên nhiên
Sản xuất bằng phương pháp ép lạnh
Tinh khiết
Mức giá hợp lý
Giá và địa chỉ bán
Dầu dừa tinh khiết ép lạnh Coco-Secret
Thương hiệu Việt Nam
Sản xuất tại Việt Nam
Nguyên chất, tinh khiết
Nguyên liệu thiên nhiên
Sản xuất bằng phương pháp ép lạnh
Mức giá bình dân
Giá và địa chỉ bán
Dầu dừa nguyên chất Julyhouse
Thương hiệu Việt Nam
Sản xuất tại Việt Nam
Chất lượng đảm bảo, xuất xứ rõ ràng
Nguyên liệu thiên nhiên
Mức giá hợp lý
Đóng gói đẹp
Giá và địa chỉ bán
Dầu dừa có rất ít tác dụng phụ. Thỉnh thoảng, dị ứng tiếp xúc có thể xảy ra đối với một số người bị dị ứng dừa. Trong thực tế, dầu dừa có thể làm giảm tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Ví dụ, trong các nghiên cứu, nó làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.
Trong dầu dừa có một số tinh chất rất tốt cho da và tóc, song nếu sử dụng không đúng, bạn hoàn toàn có thể gặp tác dụng ngược. Chẳng hạn như với những người có làn da nhạy cảm, da nhờn,.. dầu dừa có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay do bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao. Trong khi đó, mụn là bệnh do nang lông – tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, nên nếu bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn sẽ ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Với da dầu, tốt nhất nên hạn chế sử dụng dầu dừa chăm sóc da. Bạn có thể sử dụng dầu argan trong trường hợp này
Đối với tóc cũng vậy, bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Việc sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc cũng cần hết sức cẩn trọng bởi lượng axit béo trong đó có thể tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự “tấn công” của các vi khuẩn gây hại cho tóc và nhất là da đầu.
Cuối cùng, đôi điều về dầu dừa mà bạn nên nhớ:
Dầu dừa chứa chất béo lành mạnh được gọi là chuỗi axit béo trung bình (MCFAs), vitamin E… chất béo của nó dễ dàng tiêu hóa hơn các loại chất béo khác
Công dụng của dầu dừa bao gồm lợi ích với làn da, mái tóc, giảm cân, tăng cơ giảm mỡ, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường miễn dịch, điều trị Alzeimer, cải thiện trí nhớ, cải thiện năng lượng và sức bền, hỗ trợ điều trị viêm khớp, ngăn ngừa loãng xương, phòng ngừa ung thư, điều trị nhiễm trùng tiết niêu, bảo vệ gan…
Lựa chọn dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp ép lạnh để nhận được tối đa lợi ích và thời gian sử dụng kéo dài
Những người da dầu hoặc dị ứng với dừa nên cẩn trọng khi sử dụng
Kem Dưỡng Ẩm Là Gì? Công Dụng Và Cách Sử Dụng Kem Dưỡng Ẩm
Các chị em phụ nữ thường hay rỉ tai nhau rằng trong các công đoạn làm đẹp thì chắc chắn chúng ta không bao giờ có thể thiếu đi sự góp mặt của kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc da hằng ngày. Vậy kem dưỡng ẩm là gì? Ailamdep sẽ chia sẻ đầy đủ kiến thức cần biết về kem dưỡng ẩm.
Kem dưỡng là gì?
Kem dưỡng ẩm là gì? (Ảnh: Internet)
Kem dưỡng là hỗn hợp phức tạp có chứa các tác nhân hóa học được điều chế đặc biệt để khiến lớp biểu bì trở nên mịn hơn và mềm dẻo hơn. Kem dưỡng ẩm là sản phẩm có kết cấu đặc. Dù nó ở dạng kem truyền thống hay dạng gel thì nó cũng dày và nặng hơn so với các sản phẩm chăm sóc da trước đó.
Ưu và nhược điểm của kem dưỡng ẩm là gì?
Ưu điểm
Cấp ẩm cho làn da hiệu quả là ưu điểm của kem dưỡng mà chúng ta không thể bỏ qua (Ảnh: Internet)
Dễ sử dụng và có thể thực hiện tại nhà
Kem dưỡng ẩm có thể tiết kiệm chi phí một cách tương đối.
Khi lựa chọn kem dưỡng phù hợp sẽ cung cấp độ ẩm cùng những dưỡng chất cần thiết cho làn da.
Giúp da mặt trở nên mềm mịn và chống lại tình trạng lão hóa hiệu quả.
Nhược điểm
Những hạn chế còn tồn tại của kem dưỡng là gì? (Ảnh: Internet)
Kem dưỡng ẩm thường chỉ cho hiệu quả da rất hạn chế. Đòi hỏi bạn phải sử dụng thường xuyên và liên tục trong thời gian dài.
Các sản phẩm kem dưỡng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có chứa thành phần hóa học có thể gây bong tróc, bào mòn da khá nguy hiểm.
Công dụng của kem dưỡng ẩm là gì?
Kem dưỡng giúp phục hồi da và được xem là sản phẩm cuối cùng trong bước chăm sóc da tại nhà hàng ngày. Sản phẩm này đem đến nhiều công dụng khác nhau. Và tùy vào mục đích sử dụng thì bạn nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhất.
Dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm giúp phục hồi và cấp ẩm da nhanh chóng (Ảnh: Internet)
Đầu tiên và trên hết là tác dụng dưỡng ẩm khi sử dụng kem dưỡng. Nó có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi cho làn da khá hiệu quả. Tuy nhiên ngoài tác dụng dưỡng ẩm thì nó còn kết hợp thêm công dụng khác như trị mụn hay trị nám khá hiệu quả.
Giúp da trắng hồng
Các thành phần trong kem dưỡng giúp da trắng hồng (Ảnh: Internet)
Nhờ được bổ sung các thành phần nên nhiều loại kem dưỡng có tác dụng chống oxy hóa và vô hiệu hóa các tác động của bụi bẩn, độc tố… từ môi trường xung quanh. Loại bỏ các tế bào gây sạm, nám da và giúp dưỡng trắng da tự nhiên. Bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được làn da tươi tắn, trắng sáng.
Chống lão hóa da
Sử dụng kem dưỡng sớm sẽ giúp bạn chống lão hóa da (Ảnh: Internet)
Các chị em khi bắt đầu bước vào độ tuổi 30 thì làn da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Sử dụng kem dưỡng sẽ có tác dụng liên kết hơi ấm và giúp ức chế quá trình lão hóa làn da.
Giảm nếp nhăn
Làn da khi mất nước sẽ làm giảm đi độ đàn hồi. Do đó kem dưỡng đem lại tác dụng giữ nước trên da khá tốt.
Điều trị bệnh lý trên da
Các thành phần trong kem dưỡng được phối hợp để điều trị các bệnh lý về da như: nám, tàn nhang… (Ảnh: Internet)
Kem dưỡng còn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên da như nám hay tàn nhang… Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng có chứa những thành phần hoạt chất khác nhau giúp điều trị bệnh lý cho da hiệu quả.
Cách sử dụng kem dưỡng ẩm là gì?
Kem dưỡng có rất nhiều tác dụng đối với làn da của bạn. Tuy nhiên bạn cần có quy trình sử dụng nó sao cho đúng cách:
Hướng dẫn cách sử dụng kem dưỡng đúng cách (Ảnh: Internet)
Sau khi bạn đã rửa mặt xong và thấm khô làn da bằng bông tẩy trang. Hãy bôi một lượng kem dưỡng vừa đủ lên da. Sau đó để từ 15-20 phút cho kem thẩm thấu. Và kem dưỡng ban đêm được sử dụng hàng ngày ở bước cuối cùng để kết thúc chu trình chăm sóc da mỗi tối.
Một lưu ý nhỏ nhưng vô cùng cần thiết là bạn hãy chọn dòng kem dưỡng phù hợp với làn da của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra bạn hãy nên lựa chọn dòng sản phẩm chính hãng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tránh tình trạng tiền mất tật mang
Tạm kết
Bạn đang xem bài viết Dầu Bơ Là Gì? Tác Dụng Của Dầu Trái Bơ Với Da Và Cách Sử Dụng trên website Pockyfuntoschool.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!