Top 9 # Thành Phần Trong Kem Chống Nắng Hóa Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Pockyfuntoschool.com

Sự Thật Về Những Thành Phần Chống Nắng Hóa Học Phổ Biến

NHững thông tin cần biết về các thành phần có trong kem chống nắng hóa học, giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Octocrylene (khuyến cáo của FDA tối đa sử dụng 3%)

Octocrlene có khả năng hấp thụ tốt tia UVB và tia UVA với bước sóng ngắn. Thành phần này còn có nhiều tên gọi khác chẳng hạn như 2-ethylhexyl-2-cyano-3, 3-diphenylacrylate.

Quy định mới của FDA về thành phần chống nắng

Một số bằng chứng cho thấy Octocrylene có thể làm sản sinh độc tính nếu liều lượng sử dụng cao hơn lượng cho phép dùng trong mỹ phẩn (3%).

Octocrylene cũng có thể xâm nhập vào da và hoạt động như 1 chất bắt sáng, dẫn đến việc hình thành các gốc tự do. Các gốc tự do này có thể gây ra các tổn thương DNA gián tiếp và cũng góp phần làm tăng tỷ lệ mắc chứng u hắc tố ác tính ở người sử dụng kem chống nắng hóa học so với người kh6ong dùng.

Oxybenzone (khuyến cáo của FDA tối đa sử dụng: 6%)

Oxybenzone là 1 dẫn xuất của Benzophenone, thường được dùng kết hợp với các thành phần chống nắng khác, một phần vì nó giúp ổn định các thành phần này, một phần vì thành phần này khá yếu nếu chỉ sử dụng một mình.

Nhiều năm qua những nguy hiểm về giả định rằng Oxybenzone không được hấp thu qua da đã được bỏ qua. Một hóm các nhà nghiên cứu tại Úc chứng mình rằng không nên sử dụng kem chống nắng có chứa Oxybenzone với diện tích bề mặt lớn trong thời gian dài và lặp đi lặp lại.

Xét nghiệm trong nước tiểu người dùng năm 2008 của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc cho thấy có mặt các hợp chất hóa học trong 96.8% mẫu nước tiểu của người được khảo sát. Do đó, người ta cũng khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ có con nhỏ nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa Oxybenzone cho các bé.

Octisalate, Salicylate Octyl hay 2-ethylhexyl Salicylate (FDA khuyến cáo tối đa sử dụng: 5%)

Octisalate hoặc Octyl Salicylate được sử dụng nhằm tăng cường bảo vệ da khỏi tia UVB. Salicylate hấp thụ UVB yếu do đó thường được sử dụng kết hợp với bộ lọc UV khác vì không thể một mình tự chống lại UV. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thành phần này cũng dễ bị suy thoái.

Về độ an toàn, Octisalate có vẻ khá tốt mặc dù cũng có mối liên hệ với bệnh chàm da tiếp xúc.

Octinoxate hoặc Octyl Methoxycinnamate (FDA khuyến cáo tối đa sử dụng: 7.5%)

Octixonate được sử dụng phổ biến nhằm ngăn chặn tia UVB trong các sản phẩm chăm sóc da. Dù không có khả năng lọc tia UVA, các nghiên cứu gần đây vẫn chứng minh được rằng Octinoxate có thể giúp bảo vệ da chống lại hiện tượng da cháy nắng cũng như thay đổi DNA do ánh nắng và UV gây ra.

Khả năng chống nắng của các thành phần

Tuy nhiên thành phần này không ổn định cho lắm. Khi Octinoxate tiếp xúc với ánh nắng mặt trồi sẽ nhanh chóng chuyển đổi thành một dạng ít hấp thụ tia UV khác (từ E-octyl-p-methoxycinnamate thành Z-octyl-p-methoxycinnamte). Do đó những người thường làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nên kết hợp sử dụng Octinoxate với các thành phần chống nắng khác. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng, Octinoxate khi kết hợp với Avobenzone có thể làm thoái hóa nhanh hơn.

Về độ an toàn, theo EWG (Environment Working Group) Octinoxate có độ nguy hiểm ở mức vừa phải, chủ yếu bởi vì thành phần này có thể làm sản sinh và phát triển độc tính thông qua việc tăng cường sự hấp thụ của da. Thành phần này cũng dễ dàng tăng cường thâm nhập và hấp thụ vào da dễ dàng. Nó có thể tạo ra hiệu ứng giống như estrogen, do đó nên tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Na Uy trong năm 200 lại tuyên bố khi thử nghiệm trên chuột, độ độc tính ở mức thấp hơn rất nhiều. Các nghiên cứu về sự hấp thụ qua da cũng chỉ ra rằng chỉ tầm 1-2% chất này có thể hấp thụ qua da. Hầu hết methoxycinnamate Octyl có vẻ sẽ bị kẹt lại ở lớp sừng trên da người lớn. Tuy nhiên nếu là trẻ em, nên hạn chế sử dụng thành phần này vì lớp sừng trẻ em ít có khả năng tự bảo vệ hơn.

Nhìn chung mặc dù Octinoxate cũng không ổn định trong ánh nắng mặt trời nhưng có thể sẽ không mang lại các rủi ro đáng kể cho da.

Chống Nắng Vật Lý Vs Hóa Học Chứa Thành Phần Gì, Khác Nhau Thế Nào?

Kem chống nắng có thành phần chính Kẽm Oxit (ZnO) và Titan Oxit (TiO2), Các hợp chất hóa hữu cơ có thể hấp thụ các thành phần nguy hại ánh sáng cực tím (oxybenzone, sulisobenzone, avobenzone)…

Kem làm tan mỡ bụng Vichy

Kem massage tan mỡ bụng Clarins body Shaping Cream 200g

Những điều cần biết về kem chống nắng

Nhiều người xem kem chống nắng như tấm khiên thần kỳ chống lại ánh nắng mặt trời, nhưng liệu chúng ta cứ bôi kem chống nắng thì ra đường vô tư?

1. Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Chống nắng vật lý: theo cơ chế phản xạ ánh sáng (ánh sáng chiếu lên da sẽ bị phản xạ lại, nên không xuyên được vào trong da). Kem chống nắng vật lý sử dụng 2 chất là Kẽm Oxit (ZnO) và Titan Oxit (TiO2). Hai thành phần này đều chống được cả tia UVA và tia UVB rất mạnh. Kem chống nắng vật lý có đặc điểm không bao giờ gây kích ứng da, vì thế nó là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị dị ứng với kem chống nắng.

– Chống nắng hóa học: theo cơ chế hấp thụ (Tia UV sẽ bị kem chống nắng hấp thụ nên không xuyên được vào trong da). Kem chống nắng hóa học sử dụng nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần sẽ ngăn được tia UVA hoặc tia UVB.

Một kem chống nắng tốt sẽ kết hợp các thành phần ngăn tia UVA với các thành phần ngăn tia UVB tạo thành 1 phức hợp ngăn tia UV ổn định. Kem chống nắng có làm trắng da không?

2. Thành phần có trong kem chống nắng là gì?

Đặc biệt là khả năng bảo vệ da khỏi các tia bức xạ không tốt. Nếu bạn vẫn muốn dùng kem chống nắng hóa học để có làn da tự nhiên, hãy dùng những loại kem chống nắng chứa cả thành phần vật lý và hóa học để bảo vệ da mà không để lại vệt trắng gây mất thẩm mỹ.Và đừng quên dù sử dụng loại kem chống nắng nào bạn cũng cần dùng đủ lượng khoảng 1.5gr – chừng hơn một lóng tay giữa để đạt hiệu quả chống nắng tối đa. Tuy niên, lượng dùng nhiều như trên dễ gây cảm giác nhờn dính, bạn có thể tách ra làm 2 lần dùng. Lần đầu dùng một nửa số kem chống nắng và áp đều trên mặt. Sau đó đợi 10 phút, dùng giấy thấm dầu và tiếp tục dùng số chống nắng còn lại.

3. Thành phần có trong kem chống nắng có thể lọc tia UV

Kem chống nắng chứa một hoặc nhiều bộ lọc tia cực tím (UV), trong đó có ba loại chính:

– Các hợp chất hóa hữu cơ có thể hấp thụ các thành phần nguy hại ánh sáng cực tím (oxybenzone, sulisobenzone, avobenzone).

– Các hạt vô cơ phản chiếu, tán xạ và hấp thụ tia UV (titanium dioxide, oxide kẽm, superoxide dismutase, phlebodium aureum).

– Các hạt hữu cơ có thể phản chiếu, tán xạ hay hấp thụ ánh sáng tinosorb M, tinosorb S, mexoryl XL.

Hội Ung thư Mỹ khuyên nên sử dụng kem chống nắng vì có thể giúp ngăn chặn ung thư biểu mô tế bào gai và tế bào đáy.

Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng kem chống nắng có thể ngăn tình trạng da cháy nắng nhưng không ngăn chặn được bức xạ của tia UVA, do đó có thể làm tăng tỉ lệ u hắc tố ác tính, một loại ung thư da, vì người sử dụng kem chống nắng có thể tiếp xúc với quá nhiều UVA mà không cảm nhận được.

Cách thoa kem chống nắng hiệu quả

* Bôi kem chống nắng trước 15-30 phút trước khi bạn đi ra ngoài (tuỳ loại kem chống nắng). Bôi đều và không quên bôi những vị trí xung quanh vùng mắt, môi, mũi, tai và cổ. Môi cũng cần những sản phẩm chống nắng riêng như son dưỡng có chỉ số SPF

* Sản phẩm chống nắng đạt hiệu quả tối đa chỉ khi bạn thoa đúng độ dày 0,2mm kem lên da.

* Bạn nên chọn loại kem không thấm nước (waterproof hoặc water-resistant) nếu định đi bơi hoặc khi làm việc ra nhiều mồ hôi. Nhưng thông thường khi bơi lội thì sau 40 phút nên bôi lại kem chống nắng.

* Để tránh tăng sắc tố đen cho da bạn nên tránh ăn mặn và các thực phẩm cay.

* Lưu ý:

– Kiểm tra ngày hết hạn của sản phẩm, bởi vì một số thành phần kem chống nắng có thể giảm sút theo thời gian và khiến các vi khuẩn phát triển.

– FDA khuyến cáo không dùng kem chống nắng với em bé dưới 6 tháng tuổi. Thay vào đó, những em bé này nên được đặt trong khu vực râm mát.

Từ khóa:

Thanh phan chinh trong kem chong nang

Kem chong nang co thanh phan gi

Huong dan chon kem chong nang dung cach

Những Thành Phần Không Thể Thiếu Trong Kem Dưỡng Trắng Da An Toàn

Tuy nhiên nhược điểm của thành phần này là không được bền vững khi tiếp xúc với không khí và phản ứng với các chất khác khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên vẫn chưa tối ưu được như Arbutin. Kojic Acid được biết đến với khả năng gây kích ứng cao hơn các chất khác nên nếu lựa chọn sử dụng thì tốt nhất các bạn hãy test thử trước khi sử dụng thường xuyên.

Đây là một trong những thành phần được chiết xuất từ cây lô hội. Vừa có khả năng làm dịu da, kháng khuẩn còn cung cấp độ ẩm cần thiết cho để da luôn mịn màng và mềm mượt. Aleosin cũng thuộc top những thành phần tốt trong kem dưỡng trắng da rất được ưa chuộng.

Arbutin được chiết xuất từ quả Bearberry. Đây là chất được sử dụng rộng rãi trong các dòng kem dưỡng trắng da của Nhật Bản và Hàn Quốc…điển hình là Shiseido. Arbutin giúp ức chế enzyme sản sinh ra melanin trong tế bào, khá lành tính và không đem lại các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài tác dụng làm trắng da thì Arbutin còn có thể giúp da chống lão hoá, ngăn chặn các gốc tự do.

Vitamin C thì hẳn ai cũng biết với tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, ngoài ra nó còn có tác dụng làm chậm quá trình sản sinh melanin. Chính vì thế mà trong hầu hết các sản phẩm dưỡng trắng da đều có chứa một dạng nào đó của Vitamin C.

Vitamin E có khả năng chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do làm thúc đẩy quá trình lão hóa. Vitamin E giúp cải thiện kết cấu da và làm da sáng bằng cách giữ nước. Vitamin E được sử dụng trong rất nhiều loại kem dưỡng trắng da, chống lão hóa. Trong mật ong có chứa rất hàm lượng vitamin E rất nhiều, do đó mật ong rất được ưa chuộng trong việc làm đẹp của các chị em.

Vitamin A là một trong những thành phần tốt trong kem trắng da được sử dụng rất phổ biến. Có tác dụng duy trỳ tuổi thanh xuân cho da rất hiệu quả, giúp giảm các nếp nhăn trên da, các đồi mồi cà vết chân chim. Vitamin A có nhiều trong các loại hoa quả có màu đỏ như: bí đỏ, cà chua, đu đủ, cà rốt,….

Tôi muốn được tư vấn

Vui lòng để lại thông tin để chúng tôi liên hệ với bạn

Hyaluronic Acid Có Thật Sự Là Thành Phần Chống Lão Hóa Tốt?

Nhắc đến các sản phẩm chống lão hóa, chúng ta thường gặp sai lầm khi chi tiêu nhiều tiền vào những sản phầm không đáng. Đó là vì quá nhiều thông tin sai lệch trên mạng về các thành phần chống lão hóa trong mỹ phẩm. Bên cạnh đó, với mỗi lần mua sản phẩm chống lão hóa, chúng ta phải mất một thời gian dài mới có thể kiểm định được chất lượng của sản phẩm đó. Đó là lý do chúng ta sẽ tập trung vào từng thành phần cụ thể về chống lão hóa. Và thành phần hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu là Hyaluronic Acid (HA) Nhắc đến các sản phẩm chống lão hóa, chúng ta thường gặp sai lầm khi chi tiêu nhiều tiền vào những sản phầm không đáng

Hyaluronic Acid là gì?

Hãy nghĩ Hyaluronic Acid là một phân tử đường lớn, theo tên gọi hóa học là Polysaccharide. Đây là một phân tử đường lớn. Đường thông thường có khối lượng phân tử 340 đơn vị Dalton. Còn HA có khối lượng lên đến 600.000 đến 1.000.000 đơn vị. Cấu trúc phân tử và trọng lượng lớn này mang lại cho HA khả năng giữ giữ nước gấp 500 đến 1000 lần trọng lượng của mình. Đó là lý do vì sao cơ thể chúng ta sử dụng HA để dưỡng ẩm và bôi trơn các mô khớp trong cơ thể.

Hyaluronic Acid là một phân tử đường lớn

Hyaluronic Acid với nhiều tên gọi

Đầu tiên hãy bắt đầu với những cái tên. Vì tên gọi nó là Hyaluronic Acid nên chắc chắn đây là một dạng axit. Một dạng thức khác là muối natri hay còn gọi là Sodium Hyaluronate. Hai dạng thức này có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Đôi khi chúng ta cũng có thể gọi tất cả các dạng thức HA là “Hyaluronan”. Kết lại thì HA có 2 dạng thức thay thế chính là:

Sodium acetyl hyaluronate

Hydrolyzed hyaluronic acid

Nguồn gốc của Hyaluronic Acid

Có thể trả lời nhanh chóng là từ động vật. Ít nhất thì HA cũng tìm được trong cơ thề của động vật có vú, còn các loài bò sát và cá thì không chắc chắn. Hãy nhìn qua một chút về lịch sử của HA từ khi thành phần này được phát hiện.

Ít nhất thì HA cũng tìm được trong cơ thề của động vật có vú

Năm 1934, HA lần đầu được được tách ra từ mắt của con bò và nó được đặt tên theo “hyaloid” có nghĩa là trong suốt như thủy tinh (HA thuộc dạng gel nên nó khá sạch và trong suốt như thủy tinh)

1930 – 1940: HA được tách ra từ nhiều nguồn gốc khác nhau bao gồm cả dây rốn và mào gà

1951: Các nhà khoa học đầu tiên xác định cấu trúc của HA

1970s: Con người bắt đầu nhận ra HA là một chất bôi trơn tác động tốt đến sụn trong cơ thể

1980s: Ứng dụng đầu tiên của HA vào mỹ phẩm. Khi HA lần đầu tiên được cho vào sản phẩm chống lão hóa thì tôi đang làm việc tại một công ty mỹ phẩm cao cấp khá nhỏ và họ đã sử dụng nó. Vào thời điểm đó thì giá của nó rất mắc vì nó được lấy ra từ mào gà, theo tôi nhớ thì nó khoảng $500/kg hoặc có thể hơn.

2003: FDA – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt chấp thuận HA như một dạng thuốc tiêm làm đầy các nếp nhăn

Năm 2010 và xa hơn, trong vài năm gần đây, một phương pháp mới đã được phát triển để làm ra HA từ một chủng vi khuẩn lành tính được gọi là Bacillus subtilis. Vì vậy, ngày nay HA không còn bị nhiễm khuẩn, không có nguồn gốc từ động vật và được làm nên mà không có sự trợ giúp từ các dung môi hữu cơ.

HA được dùng để làm gì?

Chúng ta nhắc đến việc HA được phát hiện ở những khuc vực có nhiều chất lỏng của mắt và trong các khớp cơ… Đó là lý do mà nó khả năng trữ nước khá cao, HA khá nhờn và đặc sệt, nhưng nó có thể hóa lỏng trong quá trình được gọi là ứng suất trượt (shear stress) nên HA còn được xem như “chất bôi trơn sinh học lý tưởng”. Trung bình cơ thể người có khoảng 15gram HA và khoảng tầm 1/3 trong số đó được sử dụng mỗi ngày. Có những enzim sản xuất nên HA nhưng cũng có những enzim phá vỡ nó để HA có thể liên tục được tái tạo.

Cũng có những cách hiệu quả để phục hồi những HA đã mất đi trong một số trường hợp. Ví dụ như, có thể tiêm HA vào xương khớp để điều trị viêm xương khớp (cũng có thể hấp thụ nó qua đường tiêu hóa nhưng sẽ không hiệu quả bằng cách tiêm trực tiếp). Trong trường hợp phẫu thuật các chứng bệnh về mắt như chữa đục thủy tinh thể, cấy ghép giác mạc thì HA cũng được sử dụng để tiêm trực tiếp vào mắt. Một điều hiển nhiên, không thể thiếu khi kể đến việc HA còn được tìm thấy trong da, nơi mà nó có nhiệm vụ làm đầy và đẩy lùi các nếp nhăn

Theo thời gian cơ thể người sẽ sản xuất ít Hyaluronic Acid hơn trước và đó cũng là nguyên nhân xuất hiện các nếp nhăn trên da

Theo thời gian cơ thể người sẽ sản xuất ít Hyaluronic Acid hơn trước và đó cũng là nguyên nhân xuất hiện các nếp nhăn trên da. Điều đó dẫn đến một câu hỏi quan trọng. Vậy thật sự Hyaluronic Acid có là một thành phần chăm sóc da tốt? Có đến 3 hoặc 4 câu trả lời cho câu hỏi đó bởi vì bạn có thể phục hồi HA bằng nhiều cách khác nhau

Nó được sử dụng như một chất tiếm làm đầy, một loại kem dưỡng ẩm, một thành phần giao tiếp tế bào và thực phẩm chức năng. Hãy nhìn vào những tác động mà HA đã để lại trên làn da. Chúng ta sẽ đi tìm lời giải cho ba câu hỏi: HA hoạt động như thế nào, với thành phần có thể ngấm vào da không, và liệu có bất kỳ nghiên cứu đáng tin cậy nào nói về việc HA có hiệu quả với con người.

Hãy bắt đầu bằng việc nói về Hyaluronic Acid như một chất tiêm làm đầy

Trong trường hợp này chúng ta biết được, tiêm hyaluronic acid thật sự hiểu quả trong việc xóa mờ các nếp nhăn

Luôn luôn dễ dàng khi nói về một trị liệu đã được chấp thuận bởi FDA vì bạn biết đấy, có rất nhiều nghiên cứu đằng sau nó. Trong trường hợp này chúng ta biết được, tiêm hyaluronic acid thật sự hiểu quả trong việc xóa mờ các nếp nhăn. Cơ chế chỉ đơn giản là lực vật lý của một polymer có khối lượng phân tử cao và lượng chất đó sẽ xuyên qua lớp da bởi cây kim tiêm, bằng cách này thì nó thật sự hiệu quả trong việc làm đầy các nếp nhăn và nó thường kéo dài trong sáu tháng.

Cũng như collagen hoặc bất kì dưỡng chất nào khác, bạn phải tìm đến các chuyên gia để có thể thực hiện điều trị, phương pháp này thì có thể khá tốn kém và phải được làm lại cách vài tháng một lần. Cho dù cách này hiệu quả nhưng cách này không dành cho tất cả mọi người.

Hyaluronic Acid có phải là chất dưỡng ẩm

Cơ chế hoạt động của nó ?

Cơ chế hoạt động của quá trình dưỡng ẩm đó là HA chứa được đến 1000 lần trọng lượng trong nước. Điều này rất phi thường khi một chất polymer có thể giữ được nhiều nước như vậy.

Liệu nó có thẩm thấu?

Vì loại dưỡng ẩm này hoạt động hiệu quả trên bề mặt da, HA cũng không cần phải thâm nhập vào sâu bên trong để có thể hoạt động được. HA chỉ phảigiữ lại được trên bề mặt da. Điều đó cũng có nghĩa là nên dùng các sản phẩm chứa HA có thể lưu lại trên da một lượng đáng kể chứ đừng lãng phí tiền vào các sản phẩm chứa HA chỉ để rửa mặt hoặc chỉ để sử dụng một lượng ít như là toner.

Đã có nghiên cứu nào chứng minh HA trên da thật sự hiệu quả?

Có. Một ví dụ về nghiên cứu của Shiseido vào năm 1999 về các các tác dụng dưỡng ẩm của HA phiên bản Sodium Acetyl trên da chuột lang. Không khó để chứng minh điều này bằng cách sử dụng các công nghệ khác nhau.

Cách bảo vệ tốt nhất đó là không dựa vào các serum nền Hyaluronic acid hoặc glycerin

Một lo ngại thú vị đã được đưa ra về HA và các thành phần khác như glycerin về việc vận chuyển nước cho da: Trong điều kiện khí hậu hanh khô, rất ít độ ẩm trong không khí, những thành phần này có thể dẫn đến việc thoát hơi nước trên mặt. Nói cách khác những thành phần này có thể làm da bạn trở nên khô hơn. Cách bảo vệ tốt nhất đó là không dựa vào các serum nền Hyaluronic acid hoặc glycerin. Thay vào đó có thể sử dụng kem dưỡng hoặc lotion để khóa nước cho da của bạn.

Nói tóm lại, HA có thể là một thành phần dưỡng ẩm khá tốt nhưng cũng còn rất nhiều thành phần dưỡng ẩm khác ngoài kia. Nếu bạn đang nung nấu ý định chi tiền cho một sản phẩm chứa Hyaluronic acid thì hãy ít nhất hãy đảm bảo rằng nó chứa một lượng HA lớn. Vì vậy, bạn cần phải đọc nhãn hiệu sản phẩm kĩ càng. Đây là một ví dụ:

Hyaluronic acid là một thành phần “giao tiếp tế bào”

Cơ chế hoạt động?

Thành phần giao tiếp tế bào không chỉ hoạt động với vai trò là chất dưỡng ẩm bề mặt, nó còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc sinh học nằm dưới lớp da. Ở đây, tôi dùng từ “có thể” bởi vì các thông tin về các thành phần trên vẫn còn sơ sài và tùy thuộc vào hiệu quả để xem nó là dược phẩm. Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng về một số thành phần hoạt động theo cách này. Đáng ngạc nhiên, HA có thể được kể đến trong hạng mục này.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Regensburg ở Đức, ước tính tác dụng của HA được thủy phân (Hydrolyzed Hyaluronic Acid) trên biểu hiện gen. Họ đã thấy rằng HA được thủy phân thay đổi hơn 40 gen, bao gồm những gen chịu trách nhiệm liên kết các tế bào.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy thành phần HA được bổ sung có thể giúp kích thích sản sinh collagen. Nhưng điều này chỉ được thực hiện trên các tế bào trong phòng thí nghiệm và nó cũng chưa đưa đến kết quả cuối cùng. Bên cạnh đó, chẳng phải khối lượng HA quá lớn để thẩm thấu vào da?

Liệu HA có thẩm thấu?

Tôi thật sự kinh ngạc khi nhận ra HA có thể thẩm thấu vào da! Tại sao điều này lại đáng ngạc nhiên như vậy? Đầu tiên, phải nói rằng kích thước phân tử HA quá lớn, đường kính khoảng 3.000 nm, còn khoảng cách giữa các tế bào da chỉ từ 15 -50nm. Về mặt lý thuyết thì một phân tử lớn như HA như vậy không thể thẩm thấu vào da. Một điều nữa, HA là phân tử ưa nước mà chúng ta đều biết để thấm thấu qua da thì các chất thường phải là thành phần ưa dầu hơn. Đó là lý do vì sao sử dụng sản phẩm chứa AHA thì tốt cho việc cải thiện bề mặt da còn sản phẩm chứa BHA lại hiệu quả hơn với công dụng làm sạch sâu để trị các vấn đề về mụn.

Nhưng hóa ra thì có hai cách HA có thể thẩm thấu được. Thứ nhất, nghiên cứu gần đây trong HA được thủy phân cho thấy rằng nó có thể được làm nhỏ lại đủ để “luồn lách” giữa các khoang gian bào. HA thủy phân này được chia nhỏ thành từng mảnh với khối lượng phân tử khoảng 50 kDaltons. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng nó có thể thâm nhập vào tai lợn. (nghiên cứu củaEvonik)

Và thứ hai, quả là một cú sốc lớn khi biết rằng ngay cả phân tử cỡ lớn và ưa nước cũng có thể thâm nhập được vì đặc tính của phân tử. Nghiên cứu năm 1999 của tạp chí Journal of Investigative Dermatology với đề tựa “Sự hấp thu của hyaluronan trên làn da nguyên vẹn”. Các nhà nghiên cứu gắn đuôi phóng xạ vào HA (một cách thức cho phép phát hiện các chuyển hóa hoặc các quá trình hóa học của chất/vật được theo dõi) rồi thoa lên chuột trụi lông và da tay người. Kết quả cho thấy ở cả chuột và người, HA có thể thâm nhập sâu vào lớp biểu bì, hạ bì và các tế bào nội mô bạch huyết. Họ cũng tìm thấy chất chuyển hóa HA trong máu và nước tiểu của chuột. Đây là nghiên cứu đầu tiên và duy nhất cho chúng ta thấy rằng với một HA có kích thước đầy đủ thấm sâu vào lớp hạ bì và được tích tụ trong một thời gian ngắn trước khi bị phân hủy bởi các enzim. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, lượng HA xâm nhập được lớp hạ bì không lớn và nó không tồn tại ở đó lâu. Nhưng HA thực sự có thể thẩm thấu qua da!

Có nghiên cứu nào để chứng minh rằng nó hoạt động?

Một nghiên cứu khác từ tờ The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology đã đưa ra một cái nhìn đầy hứa hẹn bởi vì cho thấy rằng HA có thể “tăng cường độ ẩm cho da, giảm viêm, có các tác dụng giao tiếp tế bào, và giúp ngăn ngừa việc mất độ ẩm.”

Cuối cùng, chúng tôi tìm thấy một nghiên cứu trên phân tử HA với kích thức phân tử cực nhỏ nano, giảm đến 5nm vì vậy nó có thể thấm qua da. Nhưng nghiên cứu này tính xác thực khoa học chưa cao vì người ta chỉ dùng một loại kem chứa HA trong vài tuần và kết quả được so sánh với làn da không được sử dụng.

Mặc dù chúng ta cần thêm những nghiên cứu rõ ràng hơn, có vẻ như hyaluronic acid là một chất giao tiếp tế bào.

Hyaluronic Acid là thực phẩm bổ sung có thể tiêu hóa được

Cơ chế hoạt động?

Khoảng 90% HA bị phá hủy trong hệ tiêu hóa nhưng một số khác đã đến được hạ bì

Cuối cùng chúng ta hãy nói về HA như là một thành phần bổ sung vào chế độ ăn uống (thực phẩm chức năng). Chúng tôi tìm thấy một nghiên cứu mang tên “Thức ăn chứa HA tìm thấy trong da của chuột” cho thấy khi những con chuột tiêu thụ HA có gắn đuôi phóng xạ bằng đường miệng, HA đó xuất hiện trên làn da của chuột. Khoảng 90% HA bị phá hủy trong hệ tiêu hóa nhưng một số khác đã đến được hạ bì.

Liệu nó thẩm thấu?

Vì HA tìm thấy trong máu và da sau khi ăn hoặc uống, có vẻ như nó hấp thụ được thông qua hệ tiêu hóa.

Có nghiên cứu để chứng minh nó hoạt động?

Bên cạnh đó nghiên cứu này trên chuột, chúng tôi không thể tìm thấy bất kỳ nghiên cứu về lợi ích của việc hấp thụ hyaluronic acid theo đường tiêu hóa vào làn da ở người. Điều tốt nhất chúng tôi có thể tìm được một phân tích vào năm 2015 của các nghiên cứu sử dụng hyaluronic acid để điều trị viêm xương khớp. Theo các nhà nghiên cứu “Mặc dù Viện Phẫu thuật chỉnh hỉnh của Mỹ phản đối việc sử dụng hyaluronic acid trong viêm khớp Mỹ, một số đánh giá lại tìm thấy lợi ích của HA với đầu gối.”

Kết luận

Hyaluronic acid chắc chắn làm việc như là một chất tiêm làm đầy hiệu quả nhưng không dành cho tất cả mọi người.

Phân tử Hyaluronic acid là chất dưỡng ẩm tốt nhưng lại khá đắt tiền hơn so với nhiều loại khác

Hyaluronic acid có thể, lặp lại là CÓ THỂ có đặc tính chống lão hóa ngoài mong đợi nhưng tác dụng đó vẫn chưa được tìm hiểu trọn vẹn .

(Nguồn: Thebeautybrains.com)

Có một cơ chế để giải thích làm thế nào để HA có thể có ích cho da khi hấp thụ qua đường tiêu hóa nhưng chúng tôi vẫn chưa thể tìm thấy bất kỳ nghiên cứu đáng tin cậy minh chứng điều này trên người thật.

Organics Pink Cross Hyaluronic Acid Gel Shiseido Aqualabel Collagen Gel Cream

Xem review một số sản phẩm chứa Hyaluronic Acid tại Happyskin