Top 8 # Vichy Là Kem Chống Nắng Vật Lý Hay Hoá Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Pockyfuntoschool.com

Kem Chống Nắng Oribe Là Hóa Học Hay Vật Lý?

Khái niệm về kem chống nắng hóa học hay vật lý luôn là vấn đề khiến các tín đồ làm đẹp phải đau đầu. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng phân biệt được sản phẩm kem chống nắng vật lý hay hóa học chính là dựa vào kết cấu của chúng khi lên da.

Kem chống nắng hóa học: Thẩm thấu nhanh vào da, không để lại vệt trắng hay khiến da nâng tông.

Kem chống nắng vật lý: Tạo một lớp màng trắng trên da, dễ dàng trôi bớt bởi nước hoặc mồ hôi.

Ưu và nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học

Về Kem chống nắng Oribe

Kem chống nắng được xem là nhu yếu phẩm không thể thiếu đối với chúng ta trong thời đại ô nhiễm môi trường và khí hậu nóng lên toàn cầu hiện nay. Cũng chính vì thị trường kem chống nắng quá đa dạng nên lựa chọn được một sản phẩm an toàn và hiệu quả cũng có thể gọi là “chân ái”.

ngay từ những ngày đầu ra mắt đã gây ấn tượng mạnh với cộng đồng làm đẹp bởi bảng thành phần vô cùng lành tính. Kết hợp hoàn hảo giữa chiết xuất từ thiên nhiên và công nghệ chống nắng SunCat MTA từ Ấn Độ. Vậy Oribe là kem chống nắng vật lý hay hóa học? Trước tiên, Oribe là kem chống nắng vật lý bởi vì:

Kem chống nắng Oribe có khả năng bảo vệ làn da tối ưu trước tác hại của ánh nắng mặt trời với chỉ số SPF 50+/ PA ++++.

Có chứa Titanium dioxide, một thành phần chống nắng vật lý phổ biến.

Có khả năng dưỡng ẩm và hạn chế gây kích ứng.

Tuy nhiên, vì có chứa công nghệ SunCat MTA từ Ấn Độ nên Oribe cũng tích hợp các ưu điểm của một sản phẩm kem chống nắng hóa học như:

Khả năng thẩm thấu vào da và không gây bết dính.

Độ dàn trải đồng đều trên da.

Dễ dàng hòa trộn với các sản phẩm khác nếu cần.

Ngoài ra, kem chống nắng Oribe cũng được phân loại vào một trong những sản phẩm kem chống nắng hữu cơ vì:

Chứa chiết xuất hoa Cúc (Nhập khẩu từ Đức): Giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong và tăng cường dưỡng sáng làn da chỉ sau 14 ngày sử dụng.

Không chứa Parapen – Một chất bảo quản gây hại cho da.

Bảng thành phần kem chống nắng Oribe

Water, Cetearyl Alcohol, Glyceryl Stearate, PEG-40 Stearate, Ceteareth-20, Hydrogenated Polydecene, Glycereth-26, Cyclopentasiloxane, Titanium dioxide, Dimethicone, Aluminum hydroxyde, Stearic acid, Ethylhexyl Methoxycinamate, Octocrylene, Butyl methoxy-dibenzoylmethane, 1,3- Butylene Glycol, Phospholipids, Isopropyl Palmitate, Cyclopentasiloxane/dimethicone vinyl dimethicone crosspolymer, Caprylic/capric triglycerides, Glycerin, Glycine Soja (Soybean) See Extract, Allantoin, Silica, Bellis Perennis (Daisy) Flower Extract ( chiết xuất hoa Cúc), EDTA-2Na, Benzyl Alcohol, Ethylhexylglycerin, Tocopherol, Phenoxyethanol, Fragrance.

Suncat MTA là hỗn hợp gồm: Aqua, Butyl Methoxydibenzoylmethane, Octocrylene, Ethylhexyl Methoxycinnamate, Phospholipids, Butylene Glycol.

Mẹo thoa kem chống nắng Oribe

Theo rất nhiều báo cáo từ khảo sát phương Tây, hầu hết chúng ta đều sử dụng không đủ lượng kem chống nắng theo khuyến nghị.

Nếu dùng cho mặt: Hàm lượng tương ứng khoảng một đồng xu, thoa đều lên trán, mũi, 2 má và cằm.

Nếu dùng cho toàn thân: Hàm lượng khoảng 2 muỗng canh đầy và thoa đều từ phần cổ trở xuống.

Với Oribe: Kem chống nắng Oribe rất nhanh thẩm thấu tạo thành lớp màng mỏng bảo vệ da, không để lại lớp màng trắng trên da như các sản phẩm chống nắng khác, nên bạn yên tâm sử dụng đủ hàm lượng mà không cần lo ngại đến vấn đề gây mất thẩm mỹ.

Kem Chống Nắng Vật Lý Lai Hoá Học Là Gì, Loại Nào Tốt?

Thị trường mỹ phẩm có quá nhiều sản phẩm chống nắng khiến bạn đau đầu chọn ra những sản phẩm được gọi là ” phù hợp ” với làn da của mình. Lại càng đau đầu hơn khi mà kem chống nắng lại tiếp tục chia ra hai loại là ” chống nắng vật lý “và ” chống nắng hóa học “. Tự đặt câu hỏi cho bản thân ” Liệu đâu mới là loại mình cần? “.

Cho đến một ngày, đứa con lai của cả hai loại chống nắng được kể trên ra đời với cái tên khá thô sơ ” Kem chống nắng vật lý lai hóa học ” thì nó dường như đã giành được một chỗ đứng trong lòng những tín đồ skincare.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học là gì?

Vì đây là sản phẩm dựa trên sự kết hợp giữa hai loại chống nắng vật lý và chống nắng hóa học nên nó sẽ chứa cả hoạt chất chống nắng hóa học và khoáng chất cản tia UV vật lý. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ phát huy những ưu điểm và hạn chế các khuyết điểm của chống nắng vật lý và hóa học.

Kem chống nắng này được sản xuất theo công nghệ Mexoplex:

Không tạo lớp màng trắng bệch như các loại kem chống nắng vật lý khác và có độ bền lâu dài dưới nắng giúp da được bảo vệ lâu hơn trong trường hợp phải hoạt động ngoài trời nhiều.

Ngoài ra, những sản phẩm chống nắng được gắn mác ” con lai” như thế còn được ưu ái thêm khi sở hữu quang phổ chống tia UV khá lớn lên đến PPD 38 ( Persistent Pigment Darkening ) có nghĩa là nó còn cao hơn cả PA++++.

Ưu điểm và nhược điểm

Việc được sở hữu những đặc tính nổi trội của hai loại kem chống nắng giúp cho những đứa con lai như thế này có thể hạn chế nhược điểm của “đối phương”, nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ da toàn diện dưới ánh nắng mặt trời.

Nếu những sản phẩm chống nắng vật lý với kết cấu dày hơn, dễ làm da trắng bệch lên vì cơ chế hoạt động của những sản phẩm như thế này là phản xạ ánh sáng nên những phân tử chống nắng thường sẽ nằm trên bề mặt da thì những sản phẩm chống nắng vật lý lai hóa học sẽ đối lập lại hoàn toàn khi mà kết cấu sản phẩm sẽ mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu hơn nhờ sự kết hợp với những thành phần của chống nắng hóa học và đồng thời cũng hạn chế để lại màng trắng trên da( white cast) như những sản phẩm chống nắng vật lý.

Vì những sản phẩm chống nắng lai thế này là một cải tiến mới trong chu trình dưỡng da nên nó sẽ hạn chế được việc gây kích ứng đối với những bạn có làn da nhạy cảm nhưng muốn dùng những sản phẩm chống nắng nhanh gọn lẹ.

Bít tắc lỗ chân lông là điều mà hầu hết những bạn mê skincare đều quan ngại khi muốn sử dụng những sản phẩm chống nắng. Và những sản phẩm chống nắng lai như thế này cũng sẽ hạn chế được việc đó.

Đương nhiên là chẳng có điều gì là hoàn hảo và chắc chắn những sản phẩm chống nắng vật lý lai hóa học cũng không tránh khỏi điều đó. Nhược điểm lớn nhất của loại chống nắng này là trong bản thành phần của nó thường sẽ có ” Tinosorb “.

Tuy không phải là một chất gây kích ứng cho da nhưng Tinosorb là một chất tan trong dầu, nó làm da của chúng ta sau khi apply sẽ có hiệu ứng hơi bóng dầu – điều này cũng khiến nhiều bạn không thích nhưng đây cũng không phải là một vấn đề gì quá to tát đối với làn da.

Cấu trúc của kem chống nắng vật lý lai hóa học

Để nhận biết những kem chống nắng vật lý lai hóa học, hãy quan sát bảng thành phần là có thể nhận ra vì nó chứa thành phần của cả hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học, đó là: titanium dioxide và zinc oxide(trong kem chống nắng vật lý), avobenzone, oxybenzone (trong kem chống nắng hóa học).

1. Titanium dioxide:

Đây là một hợp chất hóa học tự nhiên dạng oxit của Titan.

Được FDA cộng nhận được sử dụng ở mức 2-25% và phù hợp với da nhạy cảm.

Ngoài việc được sử dụng trong kem chống nắng vật lý thì thành phần này còn được sử dụng trong những sản phẩm như kem lót, những sản phẩm làm trắng,…

Đây cũng là nguyên nhân làm cho những sản phẩm chống nắng vật lý có màu vì thành phần này được xem như một chất tạo màu trong mỹ phẩm.

2. Zinc oxide:

Đem lại khả năng chống nắng phổ rộng, giúp ngăn ngừa bỏng (an toàn cả với làn da nhạy cảm)

Bảo vệ da khỏi tác nhân gây ung thư da ( tia UV ).

Hỗ trợ phục hồi làn da bị bỏng.

3. Avobenzone

Hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA sau đó chuyển đổi thành bức xạ hồng ngoại ít gây hại cho da.

Được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm chống nắng phổ rộng được dán nhãn ” broad spectrum “.

Tuy nhiên, thành phần này đã được chứng minh rằng sẽ bị giảm khả năng hấp thụ theo thời gian, tức là càng tiếp xúc lâu với tia UV thì khả năng chống nắng càng giảm.

4. Oxybenzone

Là hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của benzophenone.

Hoạt động trong kem chống nắng khá hiệu quả nhờ khả năng hấp thụ bức xạ tia UV.

Kết hợp với tia nắng mặt trời tạo ra một phản ứng hóa học, chuyển tia UV thành nhiệt và giải phóng qua da.

Tuy nhiên đây là một chất gây ra sự tranh cãi về việc nó có ảnh hưởng tiêu cực đến rặng san hô trong vùng biển và đang bị đặt nghi vấn về việc liệu nó có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không.

Cơ chế hoạt động hoạt động của kem chống nắng vật lý lai hoá học

Vì là sản phẩm được lai bởi hai loại vật lý và hóa học nên cơ chế hoạt động của những sản phẩm chống nắng như thế này thường sẽ tích hợp cả hai cơ chế của vật lý và hóa học như sau:

1. Cơ chế hoạt động vật lý

Tạo một lớp màng chắn bảo vệ trên bề mặt da.

Giúp ngăn chặn, phản xạ lại các tia UV khiến chúng không xuyên qua da.

2. Cơ chế hoạt động hóa học

Tạo một lớp màng lọc hóa học.

Hấp thụ và chuyển hóa tia UV thành bước sóng năng lượng thấp hơn, không gây tổn hại đến da như tia hồng ngoại.

Từ đó, chúng ta có thể suy ra cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý lai hóa học là vừa có thể khuếch tán tia UV và vừa hấp thụ và chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp hơn để không gây ảnh hưởng cho da.

Một vài thắc mắc về kem chống nắng.

Làm sao để biết sản phẩm là kem chống nắng vật lý lai hoá học?

Kiểm tra bảng thành phần là cách tốt nhất để nhận biết một sản phẩm. Kem chống nắng vật lý lai hoá học sẽ có các thành phần chống nắng vật lý như Titanium Dioxide, Zinc Oxide và chống nắng hoá học như Avobenzone, Tinosorb S, Tinosorb M, Mexoryl SX, Mexoryl XL, Octylcrylene, Octinoxate, Oxybenzone, Homosalate, Helioplex, 4-MBC….

Kem chống nắng vật lý lai hoá học có đắt hơn?

Kem chống nắng vật lý lai hoá học rất phổ biến trên thị trường và trải dài qua rất nhiều phân khúc, từ các sản phẩm drugstore phù hợp với túi tiền học sinh sinh viên đến các dòng high-end dành cho người có thu nhập cao hơn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm được một em phù hợp với mình mà không cần quá lo ngại về vấn đề giá cả!

Kem chống nắng vật lý lai hoá học có dùng được cho da nhạy cảm?

Cách dùng kem chống nắng vật lý lai hoá học có gì khác với kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học?

Ngoại trừ việc dùng thích hơn hẳn thì không có gì khác biệt cả! Bạn vẫn dùng kem chống nắng như là bước cuối trong chu trình skincare của mình và bôi lại sau mỗi 2-3 tiếng hoặc khi ra nhiều mồ hôi để da được bảo vệ tốt nhất!

1. Kem chống nắng La roche-posay Anthelios XL SPF 50 ( Giá : 450.000 VNĐ )

Với công nghệ màng lọc Mexoplex độc quyền, giúp chống nắng, ngăn ngừa tia UVA và UVB gây tác hại lên da như bỏng rát, kích ứng với ánh nắng và lão hóa da do tia UV. Chất kem không đọng, không bết, phù hợp dùng trong những dịp đi biển vì khả năng chống trôi của em này khá đỉnh.

Sản phẩm được nhà sản xuất ưu ái khi có đến tận 3 màng lọc giúp tang khả năng bảo vệ da dưới tác động của tia UVA và UVB.

Bản thành phần là một điểm nổi bật khi các thành phần đều rất lành tính, an toàn.

Điểm trừ là khi apply sản phẩm lên da, da mặt của chúng ta sẽ bị bóng lên nên sẽ có không ít người dùng không thích điều này.

3. Kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen Aqua Booster (Giá: 685.000 VNĐ)

Sản phẩm chứa thành phần Bis-ethylhexylophenol methoxyphenol triazine hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn hơn đó là Tinosorb S.

Tinosorb S là thành phần chống nắng thế hệ mới mang hai đặc tính chống nắng vật lý và hóa học chống được tia UV-1, UV-2 và UVB.

Sản phẩm có khả năng dưỡng ẩm cao và chống lão hóa tốt giúp da được bảo vệ một cách tối ưu.

Trong bản thành phần có chứa lô hội tươi giúp giữ mát cho da và tránh được tình trạng mẫn đỏ trong những thời tiết nắng nóng.

Có độ dưỡng ẩm cao, kiềm dầu không tốt nên sản phẩm này sẽ phù hợp với những bạn nào có làn da khô.

Chỉ số chống nắng cao giúp bảo vệ và dưỡng ẩm làn da khỏi mọi tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời

5. Kanebo Allie (Giá: 490.000 VNĐ )

Đây là một sản phẩm đến từ Nhật Bản

***

Sản phẩm có chứa cả ZnO và Tinosorb S giúp ngăn ngừa nám và sạm da khi phải tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng liên tục lên đến 3 giờ.

Kem chống nắng vật lý lai hoá học

kem chống nắng innisfree cho da hỗn hợp

Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học Là Gì?

Kem chống nắng dần trở thành “cứu cánh” cho làn da của phái đẹp, kể cả ngày nắng hay ngày mưa. Đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng như hiện nay, kem chống nắng sẽ là “trợ thủ đắc lực” phát huy tác dụng hơn bao giờ hết để bảo vệ làn da khỏe mạnh trước tác động của ánh nắng mặt trời.

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý là gì? Kem chống nắng vật lý (còn gọi với cái tên sunblock hoặc physical sunscreen) sẽ chống nắng theo cơ chế phản xạ ánh sáng – ánh sáng chiếu lên da sẽ bị phản xạ lại nên không thể xuyên được vào trong da.

Ưu điểm của kem chống nắng vật lý

+ Hoạt động ngay tức thì sau khi sử dụng lên da mà không cần chờ thời gian thẩm thấu.

+ Các loại kem chống nắng vật lý không gây kích ứng da, thích hợp cho những ai bị dị ứng với kem chống nắng, người có làn da nhạy cảm, làn da dễ bị kích ứng nhiệt như đỏ, bỏng rát khi tiếp xúc ánh nắng và an toàn cho cả làn da trẻ em.

+ Bền vững trong thời gian lâu khi da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp (không phải trong môi trường nước và ẩm).

+ Kết cấu kem có thể bị dày, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng, da dễ bị đổ dầu…

+ Chất kem tạo vệt trắng, lên tông da khá rõ nên sẽ không phù hợp với những ai có làn da ngăm.

+ Rất dễ bị trôi nếu da bị đổ mồ hôi, tiếp xúc với nước. Vì thế, nếu bạn hoạt động ngoài trời thì nên bôi lại kem chống nắng thường xuyên để phát huy tác dụng tốt nhất.

+ Cần sử dụng kem đủ nhiều và chính xác để bảo vệ da tốt nhất bởi vì các tia UV có thể len vào giữa các mảng kem và xâm nhập vào da.

Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ như: oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone.

Ưu điểm của kem chống nắng hóa học

+ Chất kem thường mỏng nhẹ; dễ thẩm thấu vào da và tán đều lên da, phù hợp sử dụng hàng ngày.

+ Công thức của các loại kem chống nắng hóa học dễ dàng bổ sung các thành phần như peptide và enzyme mang lại lợi ích dưỡng trắng da.

+ Có tác dụng thấm vào da nên không tạo ra các không gian giữa các phần tử chống nắng khiến cho các tia UV khó xâm nhập vào làn da.

+ Mất thời gian để kem thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng. Thông thường phải bôi kem chống nắng từ 20 – 30 phút trước khi ra ngoài.

+ Kem chống nắng hóa học thường có chỉ số SPF cao nên khả năng gây kích ứng cao so với kem chống nắng vật lý (đặc biệt đối với những người có làn da khô hay da nhạy cảm).

+ Đối với da nhờn thì loại kem này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

+ Không bền vững dưới ánh nắng khi bạn tiếp xúc trực tiếp, dù ở môi trường khô ráo. Vì thế, cần phải thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ.

Qua những thông tin vừa liệt kê ở trên, phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về kem chống nắng vật lý và hóa học là gì rồi đúng không nào!

Song song với câu hỏi “kem chống nắng vật lý và hóa học là gì” thì nhiều chị em có thắc mắc: “Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học sử dụng?”. Bạn sẽ có đáp án chi tiết khi xem tiếp những thông tin bên dưới.

Thật ra, không thể nói loại kem chống nắng nào là phù hợp nhất cho làn da bạn. Vì sao? Vì mỗi loại kem chống nắng đều có những ưu và khuyết điểm riêng.

Do vậy, tùy vào tính chất da, mức độ bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sự kích ứng của làn da mà bạn chọn cho mình dòng kem chống nắng phù hợp nhất.

Tham khảo một vài sản phẩm kem chống nắng khuyên dùng

#1 – Kem chống nắng vật lý Alex Cosmetic Royal BB Cream trang điểm tái tạo da

Sản phẩm không chỉ có tác dụng chống nắng suốt 24 tiếng/ngày mà còn phát huy khả năng che khuyết điểm tốt; đồng thời dưỡng ẩm, chống lão hóa da và dưỡng da khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

#2 – Kem chống nắng vật lý EltaMD UV Physical Broad-Spectrum SPF 41

Nên Sử Dụng Kem Chống Nắng Vật Lý Hay Hóa Học ?

Như đã biết, kem chống nắng là 1 bước không thể nào thiếu trong skincare routine của những anh trai, chị gái mê chúng tôi nhiên có 1 thắc mắc chung của hầu hết mọi người là “Nên dùng kem chồng nắng vật lí hay hóa học?” Hiểu được tâm lí chung của mọi người nên mình sẽ nói tất tần tật về của 2 để mọi người có thể lựa chọn cho mình 1 loại kem chống nắng phù hợp.

Mở đầu cho 1 chuỗi kiến thức lý thuyết về kem chống nắng thì mình cũng nên hiểu rõ tại sao lại phải sử dụng kem chống nắng trước đã??

Mặc định, mặt trời sẽ phát ra những tia sáng và những tia sáng này có chứa những dãy sóng trong đó có cả lợi lần hại. Những dãy có hại bao gồm UVA, UVB, UVC. Cũng may mắn là trong cả ba thì vẫn còn có UVC không thể xâm hại sâu vào da mà chỉ UVA, UVB mới có khả năng xâm lấn vào sâu trong da.

Nhưng đã biết trong những năm tháng lúc bé chúng ta thường không chống nắng kĩ càng nên đến tuổi dậy thì những tác hại bắt đầu xuất hiện như da sạm, nổi mụn. Thậm chí nặng hơn còn có thể gây ung thu da….

Mọi người thường hay thắc mắc rằng phần da cơ thể (vùng ngực và bụng) thường mịn màng, trắng hơn da mặt thì đó chính là tác hại dễ thấy nhất của ánh nắng mặt trời nói chung và các tia UV nói riêng.

Do đó nếu muốn da mặt mình mịn màng, trắng trẻo như vùng da ngực thì làm ơn bôi kem chống nắng, bảo vệ da hết mức cho tui.

So sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Thành phần chống nắng chính

Kem chống nắng vật lý: Kem chống nắng vật lý được biết đến với thành phần nổi bật là Kẽm Dioxit(ZnO) và Titanium Dioxit

Kem chống nắng hóa học: Chứa các thành phần phổ biến như: Avobenzone, Octylcrylene, Octinoxate, Oxybenzone,…

Cơ chế hoạt động

Kem chống nắng hóa học: Khác với kem chống nắng vật lý nó sẽ hoạt động với cơ chế là hấp thụ toàn bộ tia UV sao đó sẽ phân tán thành nhiệt năng. Nhờ vậy mà kem chống nắng hóa học có khả năng chống nắng tốt hơn kem chống nắng vật lý

Khả năng kích ứng

Kem chống nắng vật lý: Do trong kem chống nắng vật lí có chứa Titanium Dioxit và đây là thành phần có khả năng gây kích ứng vì lẽ đó đã gây ra rất nhiều tranh cải rằng có nên sử dụng nó hay không.. Còn về phần ZnO thì hoàn toàn an tâm vì đã có nhiều ngiên cứu chứng minh độ an toàn của chúng.

Kem chống nắng hóa học: Thường sẽ gây ta kích ứng với tất cả các loại da dù da có khỏe tuy nhiên kích ứng ở đây là cho da quen dần chứ không có hại (thi thoảng vẫn có thể gây kích ứng với những da siêu nhạy cảm)

Ưu điểm

Kem chống nắng vật lý:

Hầu hết các loại kem chống nắng đề có khả năng che phủ các khuyết điểm nhỏ cho da tức để lại 1 lớp màng màu trên da

Có chứa Kẽm Dioxit nên khá ăn toàn cho da các bạn có da mụn, nhạy cảm có thể cân nhấc sử dụng nó.

Khả năng kìm dầu khá tốt

Kem chống nắng hóa học:

Nhìn da sẽ trong tự nhiên mộc mạc như không thoa bất kì thứ gì.

Khả năng thấm nhanh nên rất khô thoáng và không vây bít tắc lỗ chân lông.

Nhược điểm

Kem chống nắng vật lý:

Dễ bị vón cục makup hoặc 2-3 tiếng sau đó

Gây tắc nghẽn cơ học nếu không tẩy trang sạch.

Nếu da không được dưỡng kĩ trước đó sẽ gây khô da.

Kem chống nắng hóa học:

Gây châm chít da, gây kích ứng có thể dẫn đến hoang mang cho 1 số bạn.

Gây bóng dầu tức là khả năng kìm dầu kém

Nên sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Vậy tóm lại là nên sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học? Theo mình thì dùng loại nào tùy theo sở thích cá nhân. Nếu bạn muốn có làn da có lớp nên sương sương thì nên chọn vật lý nhớ là tẩy trang cẩn thận, dưỡng ẩm đủ. Còn nếu bạn ghét cảm giác bí tắc thì nên chọn hóa học nhưng phải chắc rằng bạn không phải ng thuộc loại da nhạy cảm.

Giải đáp 1 số thắc mắc

Có loại kem chống nắng nào vừa lai vật lý vừa lai hóa học??

Trên thị trường hiện nay thì có rất nhiều hãng cho ra mắt loại kem chống nắng lai như vậy tuy nhiên không phải lai giữa hóa học và vật lí thì sẽ best của best đâu cũng tùy vào bảng thành phần nghiêng về bên nào hơn đấy.

Có loại kem chống nắng nào vừa makup nhẹ sương sương, vừa khô thoáng, không bí da, không kích ứng, chống nước, kìm dầu tốt, chống nắng tốt…hay không??

Các chất gây kích ứng nào nên tránh khi chọn kem chống nắng ??

Hương liệu kích ứng phổ biến:

Axeton (Chất tẩy trong nail)

Citrus (Chiếc suất chua)

Fragance (Perfum….)

……….

Cồn khô (Trong các kem chống nắng của Nhật thường hay có)

Bạn có thể tìm hiểu thêm Top 7 thành phần trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng cho da mụn, nhạy cảm

Trong kem chống nắng có phải thường chứa Silicone??

Thật sự tất cả các loại kem chống nắng 80%-90% đều chứ Silicone để kết cấu có thể bám chặt trên da do đó bạn nào mà dị ứng Silicone thì giống như là xui thiệt xui luôn.

Có 1 lưu ý mà mình muốn nói với mọi người là phân loại theo Vật lý hay Hóa học thật ra chỉ là phân loại theo Marketing để mọi người dễ phân biệt thôi. Phân loại đúng của nó là kem chống nắng hữu cơ và kem chống nắng vô cơ mọi người muốn biết thêm điều này thì có thể lên Google để tùm hiểu thêm.